Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Ngành dệt may kiến nghị Chính phủ ngừng tăng lương tối thiểu vùng

Cập nhật: 19:54 ngày 04/09/2017
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị một loạt chính sách về tiền lương, thuế...
{keywords}

Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ ngừng tăng lương tối thiểu vùng và bảo hiểm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo VITAS, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng năm 2017 của ngành ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao nhất 5,79 tỷ USD (chiếm trên 41% tổng kim ngạch, tăng 7%); sang EU đạt 1,69 tỉ USD (chiếm 12%, tăng 5,2%); sang thị trường Nhật Bản đạt trên 1,4 tỷ USD (chiếm 10%, tăng 10,7%); sang Hàn Quốc đạt 1,02 tỷ USD (chiếm 7,2%, tăng 16,2%).

VITAS cho rằng hiện nay ngành vẫn gặp một số khó khăn kéo dài hoặc tháo gỡ không được triệt để nên kiến nghị Chính phủ tiếp tục giải quyết. Cụ thể, Chính phủ xem xét đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) để khuyến khích sử dụng vải sản xuất trong nước nhằm bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu.

Bên cạnh đó, VITAS kiến nghị Nhà nước nghiên cứu ngừng tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 và xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, miền núi.

Hiện nay, Nhà nước đã giảm tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về 0,5% (trước là 1%) và đang xem xét giảm 0,5% (hiện 1%) vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp và người lao động, song tỷ lệ đóng BHXH còn quá cao so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2012 đang có rất nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp, ví dụ như quy định về làm thêm giờ, về trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, về tiền lương tối thiểu, về an toàn vệ sinh lao động, về kỷ luật lao động... Đề nghị Nhà nước đẩy nhanh quy trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2012 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trước kiến nghị này, Văn phòng Chính phủ vừa gửi văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trả lời doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Hà Linh/ANTĐ


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...