Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bố mẹ Việt vô thức cho con dùng "ma tuý số"

Cập nhật: 20:52 ngày 30/08/2017
Nhiều bố mẹ Việt vô thức cho con trẻ dùng điện thoại từ sớm mà thiếu sự kiểm soát, đồng hành đã tạo ra khởi điểm cho trẻ nghiện game.
{keywords}

Bà mẹ Harvard" Hồ Thị Hải Âu chia sẻ tại chương trình.

Trăn trở “ma tuý số”

12 triệu là tổng số lượt tìm kiếm từ khoá "Nghiện game” trên ứng dụng tìm kiếm Google trong 1 năm trở lại đây. Con số này cho ra kết quả tương đương khi thống kê số lượt tìm kiếm từ khoá "Thất nghiệp” và cao gấp 50 lần so với lượng tìm kiếm trung bình của từ khoá "Ung thư". Ngoài ra, gần 80% trẻ em từ 10 - 15 tuổi ham thích chơi game. Đáng báo động, cứ 10 vụ án hình sự của trẻ vị thành niên, có 7 vụ liên quan đến việc nghiện game. Đây là những con số được Học viện Sáng tạo TEKY nêu ra trước hội thảo “Lối thoát hiểm: Nghiện game và giải pháp” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Tại hội thảo, nhiều phụ huynh cũng đã bày tỏ những băn khoăn, trăn trở về thực tế, con trẻ bị cuốn hút thiết bị công nghệ, điện thoại smartphone, cũng như các trò chơi điện tử đến quên ăn quên ngủ, hạn chế vận động thể chất. Ngoài ra, dù kiểm soát tại gia đình, nhưng môi trường bao quanh trẻ lại luôn sẵn các thiết bị công nghệ, game.

Tham dự với tư cách diễn giả, nhà văn Hồ Thị Hải Âu - tác giả cuốn sách “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu” được biết đến là “Bà mẹ Harvard” cho biết, theo quan sát tại Việt Nam, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đang bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ. Nhiều phụ huynh cho trẻ xem, chơi điện thoại, iPad để dỗ dành khi ăn, khỏi quấy khóc... Đây chính là một khởi điểm của việc nghiện game. Do đó, việc trẻ thích chơi đồ công nghệ, game thì phụ huynh không được đổ lỗi cho trẻ, cần phải thay đổi từ bản thân trước khi thay đổi đổi trẻ.

Diễn giả Phạm Đức Duy, Senior 3D Artist tại Game Studio North (thuộc VNG), nhà sáng lập Trung tâm Đào tạo mỹ thuật đa phương tiện Digital Art Pigworkshop chia sẻ bản thân mình từng nghiện game và gặp nhiều thất bại trong học tập. Theo anh Duy, nghiên cứu mỗi bố mẹ chỉ dành được 2 tiếng đồng hồ để tương tác với trẻ, trẻ thiếu sự quan tâm và có xu hướng đi tìm thú vui khác. Điều này đã góp phần đẩy trẻ tìm được sự an ủi trong thế giới game.

Lý giải yếu tố cuốn hút trẻ của game có hình ảnh, cốt truyện và cách chơi. Với trẻ trước tiên bị thu hút bởi hình ảnh, tiếp đó là cách thức chơi tác động đến tâm lý tò mò, cảm xúc. Anh Phạm Đức Duy chia sẻ, do áp lực doanh thu, các nhà sản xuất và phát hành sẽ luôn sản xuất ra các game có tính kích thích lớn để có thể nhanh chóng có được doanh thu.

Đồng hành cùng con trẻ

Nhà văn Hồ Thị Hải Âu cho rằng, các bậc phụ huynh cần tương tác, đồng hành với con để tạo ra một không gian có thể quan sát, kiểm soát thời gian chơi, trò chơi của trẻ; đồng thời tạo sự gắn kết, tình cảm. Một số hoạt động mà cha mẹ có thể dành thời gian làm cùng con có thể kể đến như tới thư viện đọc sách, tập hát hoặc tập thể dục thể thao. Khi đó, trẻ thấy hứng thú với các hoạt động thực tế và ít thời gian với game hơn, vừa phát triển được các kỹ năng cơ bản vừa phát triển được thể chất. Phụ huynh cũng có thể sớm phát hiện tố chất, sở thích khác của cháu để đầu tư.

Từ thực tế bản thân, nhà văn Hồ Thị Hải Âu cho rằng, độ tuổi của trẻ tiếp xúc các thiết bị công nghệ từ là từ 12-14 tuổi trở lên, với sự định hướng của gia đình để trẻ phát huy khả năng, tìm hiểu của bản thân. Còn từ 12 tuổi trở xuống là giai đoạn trẻ cần những hoạt động trực quan sinh động trong thế giới thực để phát triển thể chất và sự phát triển của cảm xúc, trí tuệ.

Đối với trẻ nghiện game, phụ huynh cần có những cách nhìn nhận đúng đắn và tích cực. Hai diễn giả Hồ Thị Hải Âu và Phạm Đức Duy cho rằng: Cần nhìn nhận một cách bình tĩnh đa chiều, tránh hành vi tiêu cực. Việc trẻ nghiện game có thể đưa đến gặp các chuyên gia để làm những bài kiểm tra về mức độ quan tâm, sự sáng tạo và có tố chất về phát triển game, công nghệ…để có các bước đầu tư, định hướng nghề nghiệp cho con trong tương lai. Cũng như có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia, thăm môi trường tạo game để trẻ hiểu được việc trở thành đứng đầu trong game sẽ vô nghĩa khi đấu với amin -  người quản lý có khả năng điều chỉnh cuộc chơi.

Lựa chọn game có tính giáo dục

Với góc nhìn khác, diễn giả Phạm Đức Duy cho rằng không nên cho trẻ tách khỏi công nghệ, bởi khi tiếp xúc công nghệ, trẻ có điều kiện phát triển nhanh chỉ số IQ, trí nhớ nhưng cần chú ý tới yếu tố cảm xúc. Các phụ huynh có thể tìm đến các loại game tương tác thực đốt được năng lượng của trẻ một cách tốt nhất để phát triển toàn diện cả thể chất. Chẳng hạn, các game có tính giáo dục (education games) đang là trào lưu game mới được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ em. Education games được xem là thể loại game phát triển sự sáng tạo của trẻ rất mạnh. Khi trẻ chơi các edu game gần như không có giới hạn về sự sáng tạo và rèn luyện tính kiên trì và sự tập trung của trẻ.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu một giải pháp mới mang tên Tynker. Giao diện của Tynker có nhiều điểm tương đồng với Scratch. Tuy vậy, Scratch được thiết kế để lập trình, còn Tynker là ứng dụng để dạy lập trình. Ứng dụng sẽ cung cấp các kế hoạch bài học cho người mới bắt đầu, các công cụ quản lý lớp học, và một vài sản phẩm của học viên được trưng bày trực tuyến. Các bài học được thiết kế cho từng mức độ, và đều đơn giản cho trẻ để có thể tự học mà không cần người hướng dẫn. Theo đại diện của TEKY, phương pháp Tynker đã được thử nghiệm vào quý 1 và quý 2 vừa qua và sẽ được học viện này sớm nhân rộng.

Theo Xuân Tùng/TPO


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...