Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 26 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cập nhật: 08:40 ngày 15/12/2014
(BGĐT) - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm cho DN hoạt động đúng pháp luật. 

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trong khi đó, sự thay đổi quá nhiều của các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến hoạt động của DN làm cho yêu cầu hỗ trợ pháp lý ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì thế, công tác này luôn được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện thông qua việc xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật; biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản QPPL; bồi dưỡng kiến thức, giải đáp pháp luật; tiếp nhận kiến nghị của DN…

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014, website của các ngành chức năng đã cung cấp cơ bản đầy đủ thông tin về hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến kế hoạch, đầu tư, DN; các văn bản QPPL và cơ chế chính sách của tỉnh đối với DN. Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, TP cung cấp miễn phí mẫu biểu, thủ tục; văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực như: Đăng ký DN, đầu tư, quy hoạch; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức về luật pháp, chính sách liên quan cho hàng nghìn lượt DN. 

Giám đốc Công ty TNHH Bách Linh (TP Bắc Giang) Đào Văn Hợp chia sẻ: Nhờ có sự tư vấn, hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành chức năng của TP, tôi đã hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật, nhất là những chính sách mới về thuế, ưu đãi đầu tư… để áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ pháp lý cho DN cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc do hầu hết cán bộ làm công tác này ở các sở ngành, địa phương không được bố trí chuyên trách, còn thiếu kinh nghiệm, nhất là  kiến thức thực tế. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa được phong phú; kinh phí đào tạo eo hẹp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo, nâng cao kiến thức của cộng đồng DN. 

Mặt khác, nhận thức của nhiều chủ DN về lĩnh vực này còn hạn chế, thậm chí có chủ DN chưa quan tâm thực hiện dẫn đến tình trạng DN thực hiện không đúng hoặc vi phạm pháp luật… Do vậy, để hoạt động trợ giúp pháp lý cho DN hiệu quả hơn, thời gian tới các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác khảo sát nhằm xác định rõ đối tượng cần trợ giúp, nhu cầu kiến thức cần trợ giúp, phân loại trình độ… để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả hơn; quan tâm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ phụ trách hoạt động hỗ trợ pháp lý; tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý của DN thông qua các lớp đào tạo khởi sự, quản trị DN…   

Quỳnh Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...