Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Việt Yên >> Nhịp sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở Việt Yên: Ưu tiên sản phẩm mới

Cập nhật: 10:48 ngày 17/03/2020
(BGĐT) - Theo kết quả công bố về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Giang, năm 2019, Việt Yên là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 3 sao. Kinh nghiệm của huyện là lựa chọn những mặt hàng mới, độc đáo, chú trọng nâng cao chất lượng.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nói đến các sản phẩm đặc trưng truyền thống của Việt Yên hẳn nhiều người biết tới những thương hiệu nổi tiếng của các làng nghề như: Rượu làng Vân, bánh đa nem, mỳ gạo Thổ Hà, sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến… Tham gia Chương trình OCOP năm vừa qua, huyện Việt Yên đã lựa chọn nhiều sản phẩm mới lạ.

{keywords}

Sản phẩm của Công ty TNHH Joy Việt Nam đều xếp hạng 3 sao năm 2019.

Căn cứ hướng dẫn của cấp trên, huyện đã triển khai kế hoạch tới các xã, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn và người dân trên địa bàn. Yêu cầu mỗi xã phải lựa chọn ít nhất một sản phẩm dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Thông tin từ cơ quan chuyên môn, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao đáp ứng các yêu cầu như: Hàng hóa rõ truy xuất nguồn gốc, tổ chức sản xuất an toàn; có tính độc đáo; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế. Sau khi được xếp hạng, các sản phẩm được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường, tập trung hoàn thiện, nâng cấp để xuất khẩu.

Trong đó, huyện đặc biệt quan tâm và ưu tiên lựa chọn các tiêu chí mới, lạ và chất lượng sản phẩm. Sau khi đã lựa chọn được đối tượng phù hợp, cơ quan chuyên môn của huyện tư vấn cho chủ sở hữu sản phẩm thực hiện các khâu tiếp theo như tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, hướng dẫn hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh, xây dựng các chuỗi sản xuất; tư vấn hỗ trợ thiết kế logo, mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm...

Trong kế hoạch, huyện đề ra mục tiêu phấn đấu có từ 3-4 sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng trên địa bàn đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Với sự vào cuộc tích cuộc của ngành chức năng, các địa phương, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân, huyện Việt Yên đã vượt chỉ tiêu đề ra khi tham dự 8 sản phẩm thì có 7 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 4 sao. Trong đó, bánh khoai lang thái lát và bánh phối trộn thập cẩm của HTX Bình Minh đạt hạng 4 sao. 5 sản phẩm gồm: Mạch nha nếp, bánh đa quê, bánh phồng TaiKi, bơ đậu phộng Lacta của Công ty TNHH Joy Việt Nam, trụ sở ở thôn Hà, xã Việt Tiến và sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng của hộ ông Nguyễn Danh Thơm, xã Vân Hà đã đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Ông Nguyễn Văn Tài, Phụ trách kỹ thuật Công ty TNHH Joy Việt Nam nói: “Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia chương trình OCOP, doanh nghiệp mong muốn khẳng định thương hiệu và xúc tiến, quảng bá sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng. Công ty rất phấn khởi khi 4 sản phẩm gửi tham gia đều đạt tiêu chuẩn 3 sao”. Cũng theo ông Tài, tham dự chương trình OCOP năm nay, Công ty đang tiếp tục đầu tư hệ thống trang thiết bị như: Máy tráng, máy nướng, máy hoàn thiện sản phẩm… qua đó để giữ và thăng hạng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Bảo đảm số lượng và chất lượng

Từ kết quả của Chương trình OCOP được triển khai thành công bước đầu trong năm 2019 đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn huyện. Đây là bước tiến quan trọng trong thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm, giúp việc xây dựng nông thôn mới ở huyện nông thôn mới ngày càng đi vào thực chất hơn.

Theo ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tham gia Chương trình OCOP năm nay, huyện tiếp tục khuyến khích các tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các chủ thể sản xuất… hoàn thiện, nâng cấp, đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm bảo đảm các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia chương trình bảo đảm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Hiện nay, cơ quan chuyên môn đã gợi ý các đơn vị tham gia 67 sản phẩm đặc trưng có thể phát triển để tham dự chương trình OCOP cấp huyện và cấp tỉnh.

Mục tiêu của huyện năm nay là tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp 7 sản phẩm đã được xếp hạng năm 2019, đồng thời phấn đấu phát triển từ 15-17 sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, sản phẩm tiềm năng của địa phương là nguồn để tham gia phân hạng sản phẩm OCOP. Phấn đấu có từ 6-7 sản phẩm được xếp hạng 3-5 sao cấp tỉnh với những sản phẩm chủ lực như: Dưa lưới, măng tây xanh, các sản phẩm nấm cao cấp...

Cùng với việc phát triển số lượng sản phẩm tham gia, huyện cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng. Thông qua đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm nay, địa phương sẽ tiếp tục lựa chọn ra những mặt hàng bảo đảm về chất lượng cũng như mẫu mã bao bì, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Qua đây, hoàn thiện tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về lao động có việc làm và tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới góp phần giữ vững và nâng cao tiêu chí huyện nông thôn mới.

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở huyện Việt Yên (Bắc Giang): Chọn đúng việc, giao rõ người
(BGĐT) - Qua đánh giá, năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Việt Yên (Bắc Giang) đều được thực hiện đạt kết quả cao. Kết quả đạt được trong năm qua là cơ sở để các đảng bộ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đăng ký năm 2020.
Việt Yên ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ
(BGĐT) - Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phát triển công nghiệp nên huyện Việt Yên (Bắc Giang) ưu tiên xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, qua đó tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...