Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tản mạn dưới chân núi Mấy

Cập nhật: 08:56 ngày 24/01/2021
(BGĐT) - Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) là vùng đất có nhiều sự tích, huyền tích như chuyện cô tiên giáng trần, say với hạ giới mà ngủ quên thành núi cô tiên nằm ngủ. Chuyện đền thiêng bên gốc gạo ở làng Đầu Cầu thi thoảng vẫn nghe tiếng bình văn. Rồi chung quanh núi Mấy cũng có nhiều chuyện để bàn, để ngẫm và thêm trân quý quê hương mình.   

Gọi là núi song thực tế núi Mấy chỉ cao chừng vài chục mét, thua xa núi Dành ở xã Liên Chung hay núi Phúc ở xã Phúc Sơn. Núi Mấy bây giờ nằm án ngữ ngay tại ngã tư Cao Thượng. Bên trái là dãy núi Yên Ngựa; bên phải là khu đồi thấp với các làng cổ: Bậu Bùi, Trám.

{keywords}

Núi Mấy nhìn từ xa.

Từ TP Bắc Giang theo quốc lộ 17 qua ngã tư Cao Thượng nhìn lên thấy núi Mấy như đột khởi, cao sầm sập giữa trung tâm huyện lỵ Tân Yên. Khối công sở huyện hầu như tất cả dựa lưng vào đây, thế núi vô cùng vững chắc.

Nhiều năm về trước, khi quốc lộ 17 còn mang tên tỉnh lộ 284 thì ngay dưới chân núi Mấy còn có một tấm biển bê tông cũ kỹ trên đó đề “Di tích khởi nghĩa Yên Thế”. Chỉ từng ấy thôi nhưng khiến mọi người thấy vô cùng quan trọng bởi đã bước vào địa hạt - nơi hơn 100 năm trước nổ ra cuộc Khởi nghĩa nông dân Yên thế kéo dài 30 năm.

Không phải núi Mấy được biết đến từ khi có Khởi nghĩa nông dân Yên Thế, đúng hơn nó nổi tiếng hơn từ đó mà thôi. Huyện Tân Yên là vùng bán sơn địa, phía Tây Bắc là những dải đồi tròn thấp dần về phía Đông Nam, sau đó là những cánh đồng. 

Không rõ tại sao trong số những dải đồi này có nhiều địa danh lại được người dân gọi là núi, như: Núi Đót, núi Dành, núi Mấy, núi Yên Ngựa, núi Đình… có thể chỉ là sự nhầm lẫn trong quan niệm và cách gọi. Nhưng cũng có thể là để nhấn mạnh về tầm quan trọng của nó với vùng đất.

Trở lại với câu chuyện về Khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Thực dân Pháp đánh giá Cao Thượng - Luộc Hạ là nơi cung cấp nhân tài, vật lực, là Trạm liên lạc với nghĩa quân Cao Biều Tổng Bưởi, Lưu Kỳ, Hoàng Thái Nhân và Nghĩa quân Bãi Sậy. 

Sự tồn tại của hai cứ điểm này qua cái nhìn của người Pháp sẽ khiến cho dân chúng nổi loạn ở khắp nơi và càng làm cho nghĩa quân coi mình là vô địch. Với nghĩa quân Yên Thế, tại Cao Thượng thì núi Mấy, núi Yên Ngựa là cao hơn hẳn và như cái chốt chặn giặc. 

Chính nơi đây đã diễn ra rất nhiều trận đánh dữ dội giữa Nghĩa quân Yên Thế với thực dân Pháp. Sử sách ghi rằng: Tháng 11/1889, để giải vây cho Cai Biều Tổng Bưởi, Hoàng Hoa Thám tập trung quân tinh nhuệ về Cao Thượng. Ngày 28/4/1890, Pháp điều 200 quân tấn công và tổn thất nặng. Sau đó nghĩa quân từ Cao Thượng đánh lên Đồn binh Bố Hạ và 100 tinh binh đánh về Sen Hồ. 

Ngày 6/11/1890 Pháp điều hai đạo quân Bắc Ninh, Thái Nguyên tập kết về Phủ Mọc, đạo quân Bố Hạ chiếm lĩnh Luộc Hạ. Tại Cao Thượng, Đề Thám cùng 60 nghĩa binh chặn đánh Pháp. Trận chiến kéo dài đến ngày mùng 9 và nghĩa quân chỉ lui đi khi Pháp điều thêm viện binh đến…

Núi Mấy và những câu chuyện xung quanh ngọn núi này còn dài dài. Tuy nhiên, có lẽ giờ núi Mấy được nhiều người biết đến hơn và hay lui tới còn bởi một lý do khác. Năm 1957, khi chia tách Yên Thế thành huyện Tân Yên và Yên Thế, sau đó Cao Thượng trở thành trung tâm huyện lỵ, núi Mấy đã được chọn để xây dựng Tượng đài thờ các anh hùng liệt sĩ huyện Tân Yên. 

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Tân Yên có hàng chục nghìn thanh niên nam nữ lên đường tòng quân giết giặc. Trong số này có 2.721 người anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Tiếp sau đó, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ và nhân dân, ngày 11/7/2015, huyện Tân Yên khởi công xây dựng Đền thờ liệt sĩ huyện Tân Yên. Đền ngoảnh mặt về hướng Đông ghé Bắc. Quy mô bề thế với trên 8 nghìn m2. Đền được khánh thành vào ngày 27/7/2017.

Từ Đền thờ Liệt sĩ trên núi Mấy có thể bao quát cả vùng rộng lớn gồm Cao Thượng, Cao Xá, Hợp Đức, Ngọc Lý… Từ trên đó sẽ có một tầm nhìn để ngắm vùng đất xung quanh mình đang ngày đêm thay da đổi thịt trong hội nhập vào nền kinh tế chung của tỉnh Bắc Giang và cả nước.

Như một sự trùng hợp, cùng thời gian này, huyện Tân Yên triển khai Dự án Khu đô thị An Huy thị trấn Cao Thượng với quy mô gần 60 ha. Ngoài những khu nhà mới, đường sá mới là Quảng trường Lương Văn Nắm - vị thủ lĩnh đầu tiên của Nghĩa quân Yên Thế sát ngay dưới chân núi. Năm 2018 huyện Tân Yên mở rộng Cụm công nghiệp Đồng Đình từ gần 30 ha lên trên 66 ha. 

Năm 2020 nhập xã Cao Thượng và thị trấn Cao Thượng. Rồi từ tỉnh lộ, đường 284 xưa giờ nâng cấp thành quốc lộ 17 và đang được cải tạo sửa chữa. Tháng 7/2020 huyện Tân Yên được công nhận nông thôn mới và là một trong 3 huyện của tỉnh về đích. Miền quê này đã mang một dáng vẻ mới. Giữa hiện tại với quá khứ của vùng đất dưới chân núi Mấy đang có sự truyền thừa và phát huy. 

Lớp thế hệ Tân Yên hôm nay đã và đang dàn binh bố trận cho một cuộc chiến mới mà trung tâm xoay quanh vùng đất Cao Thượng để làm cho dân giàu, huyện mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Từ Đền thờ Liệt sĩ trên núi Mấy có thể bao quát cả vùng rộng lớn gồm Cao Thượng, Cao Xá, Hợp Đức, Ngọc Lý… Từ trên đó sẽ có một tầm nhìn để ngắm vùng đất xung quanh mình đang ngày đêm thay da đổi thịt trong hội nhập vào nền kinh tế chung của tỉnh Bắc Giang và cả nước. 

Châu Giang

Tân Yên phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo được nhận quà Tết
(BGĐT) -Tính đến nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tiếp nhận gần 1.700 suất quà Tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Huyện phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện được nhận quà Tết dịp này.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành tặng quà Tết người có công và hộ nghèo huyện Tân Yên
(BGĐT) - Chiều 20/1, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang Lâm Thị Hương Thành tặng quà Tết cho người có công và hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Yên. Tham dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, huyện Tân Yên.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo huyện Tân Yên
(BGĐT) - Chiều 19/1, đồng chí Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo ở xã Lam Cốt, huyện Tân Yên.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...