Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cuộc đời vẫn đẹp như mơ

Cập nhật: 07:00 ngày 09/05/2020
(BGĐT) - Mới sáng hôm kia thôi, xem xong bản tin thời sự, Vũ Hậu như đứng ngồi không yên khi biết dịch Covd – 19 đang hoành hành không chỉ nước mình, mà nó đã bùng phát toàn cầu mất rồi nên ông  bảo với “cả nhà” thế này:

 - Tôi không thể không góp sức mình để ngăn chặn đại dịch này.

- Nhưng mà -  Ngọc Trâm mới chỉ nói được hai từ đấy thì ông Hậu đã vội ngăn lại sau nụ cười tự tin của mình:

- Em không nhớ anh là bác sĩ quân y à ?

Hoàng Chấn thấy vậy cũng mỉm cười gật đầu và thế là ngay sáng hôm ấy, Vũ Hậu đã khăn áo ra đi, khiến bà Trâm vừa trống trải lại vừa lo lắng.

{keywords}

Minh họa: ĐH

Đêm đến, cứ một mình nằm lẻ loi trên chiếc giường thân thuộc, Ngọc Trâm lại càng thương nhớ chồng hơn. Sinh sống bên nhau mấy chục trăm trời, Hậu và bà là đôi bạn đời lý tưởng, chỉ sống vì mọi người. 

Chả vậy mà, vợ chồng muộn màng đường con cái đến nỗi vô sinh, khiến cả họ lo lắng, Hậu nhận ngay là tại mình vì ông có hơn chục năm bôn ba trên khắp chiến trường miền Nam với vai trò làm bác sĩ, giám đốc bệnh viện dã chiến khi thì trạm phẫu thuật tiền phương, vì thế ông đã bị nhiễm chất độc da cam, vô sinh là lẽ đương nhiên. Rồi Hậu đã khuyên bà nên đi bước nữa sẽ hạnh phúc hơn là được làm mẹ nhưng mà ai nỡ nhẫn tâm như thế, không có con thì cứ sống tốt với nhau đến trọn đời đã sao. Lý lẽ “cứng rắn” ấy, Hậu chịu thua đấy.

Và cứ như vậy, vợ chồng bà trải qua những năm tháng hạnh phúc, lúc nào cũng trẻ trung. Thế rồi, cho tới một dạo, có lời đồn đại làm cho Ngọc Trâm không biết trong mơ hay sự thật, ấy là Hoàng Chấn- mối tình đầu của mình, người đã báo tử từ rất nhiều năm trước, nay đã trở về. Bất giác, bao nhiêu ký ức tuổi thanh xuân ào tới. Đúng rồi, Hoàng Chấn và bà quen nhau từ thời học cấp 3 trường huyện, rồi từ mến nhau đến lúc hai đứa yêu nhau lúc nào không biết. Nhưng chỉ thời gian ngắn đó, khi bà vào đại học sư phạm thì Chấn đi bộ đội, hai đứa đã thề thốt là sẽ đợi nhau cho đến ngày về, “anh chờ, em đợi, không hề đổi thay”.

Nhưng mấy năm sau, bà khóc cạn nước mắt khi có tờ báo tử liệt sĩ Hoàng Chấn đã hy sinh tại mặt trận phía Nam, khiến bà không tin vào sự thật phũ phàng ấy. Thế rồi, như người đang đứng bơ vơ giữa ngã ba đường thì bà gặp Hậu từ chiến trường ra Bắc an dưỡng và chẳng bao lâu hai người nên vợ chồng, Trâm đã mãn nguyện khi có được người bạn đời tài ba, đức độ, mọi khó khăn cũng như thuận lợi hai người cùng nhau chia sẻ. Cuộc sống cứ yên ả như vậy khi cả hai đã nghỉ hưu.

Rồi không biết trời xui, đất khiến thế nào, Trâm nghe người ta đồn rằng, liệt sĩ Hoàng Chấn đã trở về. Ông đã sống nhiều năm ở trại thương binh nhưng không muốn trở về quê hương bởi lẽ nghe nói cha mẹ thì không còn, người yêu đã đi lấy chồng. Đến giờ, ông ấy lại đổi ý muốn về nơi đã sinh ra mình để sống nốt những năm tháng cuối đời. Hiện thời Chấn đang ở với bác dâu bên làng Thị, cùng tỉnh. Trâm tìm tới nơi thì đúng đây rồi, một Hoàng Chấn bằng da bằng thịt đang ngồi trên xe lăn nhưng là một Hoàng Chấn già nua, khắc khổ nên bà đã lén lút giúp anh đôi ba việc mà tạm thời anh chưa làm được sau những lần phẫu thuật gần đây.

Việc Trâm thi thoảng vắng nhà khiến ông Hậu có chút hoài nghi. Vẫn biết chồng mình là người rất đỗi vị tha nhưng việc bà muốn nói với ông, thấy khó quá. Thế rồi vào một buổi khi Hậu vui vẻ nói cười sảng khoái, bà đã kể cho ông nghe tất cả những gì đã xảy ra chẳng giấu giếm điều gì.

Nghe xong, ông Hậu trầm tư một lát, rồi bảo :

- Thế thì thuận lợi nhất là đón anh ấy về ở với vợ chồng mình cho vui, được không?

Trâm đã vui như mở cờ trong lòng và cảm ơn ông Hậu. Rồi bà đề xướng rằng, vợ chồng mình vẫn ở phòng ngủ trên tầng hai, còn Chấn vì phải dùng xe lăn, xếp cho anh ấy ở buồng khách tầng một để tiện sinh hoạt. Định là thế nhưng Hoàng Chấn chối từ vì nó bất tiện, ảnh hưởng tới cuộc sống riêng tư của vợ chồng Trâm. Khi ông Hậu đích thân cùng vợ mình tới có lời mời thì Chấn mới chịu về sống chung tại ngôi nhà này. Được gần gặn nhau, mọi người càng hiểu nhau hơn. Tuy tuổi đời đều là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng mọi người vẫn xưng hô như cái thuở còn thanh xuân. 

Thế nhưng với Ngọc Trâm, bà vẫn ý nhị giữ cho được cái khoảng cách với Chấn, kể cả khi bà phải giúp những việc mà Chấn không tự làm được, cứ là “cẩn tắc vô áy náy”. Còn Chấn, ông ý tứ việc khác, dù là chỗ thân tình nhưng trong kinh tế là sòng phẳng. Lương thương binh lĩnh hằng tháng là “tiền đóng, gạo góp” đầy đủ. Thuở xa xưa là tình yêu với Trâm, nay cả ba là tình bạn sống chung một nhà. Hằng ngày, sau những bữa ăn do Trâm khéo chế biến, Hậu và Chấn vui với nhau trên bàn cờ lúc thua, lúc được, rồi cả ba lại ngồi xem tivi hoặc kể lại cho nhau nghe mọi thứ chuyện. 

Ông Hậu nói lại khi ở bệnh viện dã chiến, thôi thì khó khăn đủ đường. Nhiều ca phẫu thuật không thể gây mê vì không có thuốc, các thương binh phải gồng mình lên mà chịu đựng, có người hát thật to cho đỡ đau... Còn Chấn, khi nói về mình, lần trên đường đi công tác, qua khu rừng gần đường chiến lược ông bị “dính” bom tọa độ của địch. Ông bất tỉnh nằm một nơi, chiếc ba lô bay đi một chỗ. Rồi có chiếc xe bộ đội chạy qua, thấy Chấn nằm ven đường, họ đã khiêng lên và đưa vào bệnh viện. 

Tỉnh dậy, ông biết mình bị cắt mất hai chân nhưng chẳng còn nhớ gì nữa. Trong khi đó, có một quân nhân hy sinh ngay bên cạnh chiếc ba lô có các giấy tờ mang tên tuổi Hoàng Chấn. Vậy là, người ta báo tử về quê hương vì thế.

Mấy hôm nay, khi ông Hậu vắng nhà để làm cái việc của người bác sĩ ở khu cách ly đặc biệt với những bệnh nhân nghi lây nhiễm Covid-19 tại Trung đoàn 130, Trâm đã thương nhớ ông vô cùng vì Hậu của bà tuổi đã cao, sức đã cạn liệu có trụ được ở cái nơi “đầu sóng ngọn gió” này không. 

Ở nhà, Chấn cũng bồn chồn không kém, bởi người cựu chiến binh đấy cả cuộc đời bôn ba trên các chiến trận nay lại tự mình vào chỗ vừa vất vả vừa hiểm nguy. Đã mấy lần Trâm gọi điện cho Hậu không được, rồi ông gọi Hậu cũng không kịp nghe, chắc là công việc bề bộn lắm.

Trong lúc Chấn đang buồn vì vắng đi một người trò chuyện, Trâm bảo ngày mai bà cũng vào trung tâm cách ly ấy để giúp việc gì hay việc đấy. Và Trâm đã dặn dò:

- Ở nhà, thức ăn sẵn có trong tủ, gạo ở thùng. Anh chịu khó “tự biên tự diễn” vậy nhé. 

 Chấn không thấy gì ngỡ ngàng, vì ông biết trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, việc Trâm ra đi cùng chồng là lẽ thường tình. Ông vội đẩy chiếc xe lăn vào phòng. Khi trở ra, đưa cho Trâm quyển sổ tiết kiệm và bảo:

-  Trong này anh có 300 triệu đồng phòng lúc ốm đau. Em cầm cả giấy ủy nhiệm đây rút ra góp vào chiến dịch phòng, chống dịch hộ anh nhé.

- Hoan hô anh Hoàng Chấn: - Sau câu nói vui, Trâm lên chiếc xe đạp ra đi. Chấn nhìn theo khi bà ấy khuất bóng.

Tới trung tâm cách ly của quân đội, bà ngỏ lời xin được góp sức mình vào công cuộc này, người ta hoan nghênh và đưa Trâm vào tổ tổng hợp, là làm mọi việc khi cần, từ lau rửa nhà cửa, bàn ghế đến đưa đón bệnh nhân, chuyển thức ăn tới các nhà trong khu cách ly. 

Ngay trưa hôm ấy, Trâm đưa cơm tới tổ điều trị cho các bác sĩ, bà có ý được gặp chồng nhưng không thể được, bởi họ mang trang phục bảo hộ kín mít từ chân tới đầu, ai cũng như ai. Nhưng với Trâm, bà nhận ra chồng mình bằng dáng dấp của ông, đến gần, chỉ khẽ kéo khẩu trang lên là ông gật đầu thân ái.

Tuy chẳng ai nói ra nhưng vợ chồng ông và cả Chấn cũng vậy, đều mong cuộc chiến này sớm qua đi, để lại vui vầy cho cuộc đời vẫn đẹp như những giấc mơ.

Mẹ chồng
(BGĐT) - Bà Chung và Ngọc - cô con dâu là hai người đàn bà góa đã chung sống với nhau được mấy năm. Họ giống nhau nhưng bà mẹ chồng thì may mắn hơn nàng dâu, bởi góa chồng khi đã có cậu con trai, trong khi Ngọc lại chưa được hưởng hết tuần trăng mật.
Người mẫu đặc biệt
(BGĐT) - Căn nhà đẹp ở khu phố cổ là tư gia của cặp vợ chồng nghệ sĩ nhiếp ảnh. Trên tường giăng đầy ảnh nữ chủ nhân. Khách mới đến sẽ có cảm giác chủ nhân cố tình khoe vợ đẹp.
Bìm bìm nở muộn
(BGĐT) - Bố cháu gọi cô lên.Thằng Hoàn lên tiếng gọi. Mùi nghĩ là mình ù tai nên nghe nhầm. Cô tiếp tục đảo thuốc. Tiếng đũa cọ vào thành chảo loạt xoạt. 
Tìm lại hạnh phúc
(BGĐT) - Nam trằn trọc trở mình. Trong đầu hắn cứ xuất hiện cái vẻ thậm thụt, giấu diếm của vợ. Dù lúc đó có tí rượu vào thật, nhưng hắn chưa đến nỗi say bét nhè nên vẫn nhớ. Không biết nó giấu mình cái gì.
Niềm hạnh phúc
(BGĐT) - Ông Thường bước khập khiễng, một tay buông thõng trong ống tay áo gió lùa, tay còn lại bưng rổ trứng gà từ góc vườn bước vào sân, miệng hồ hởi gọi vợ:
Hạnh phúc muộn
(BGĐT) - Con đường nhỏ từ quốc lộ rẽ vào nơi làm việc của Hội Người mù giờ không một bóng người. Bão số 09 đêm nay sẽ đổ bộ vào đất liền. Gió rú rít liên hồi. Trời sấm chớp bủa giăng. Mưa bắt đầu nặng hạt. Một bóng người cứ băng băng trong mưa tiến về khu nhà tập thể. 
Nụ cười hạnh phúc
(BGĐT) - -Chủ nhật này mẹ tao sẽ cho tao xuống phố chơi đấy.
- Hè này, mẹ tao hứa sẽ cho tao về ngoại. Thằng Phan và thằng Xô khoe với nhau niềm vui vì có mẹ. Chúng liếc nhìn Thương bằng cặp mắt đồng cảm:
- Mẹ mày mất rồi. Ba thì đi làm ăn xa. Bà ngoại mày thì già yếu. Tội mày. Phan bảo.

Truyện ngắn của Trẩn Quyển 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...