Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vừa đánh giặc vừa làm thơ

Cập nhật: 09:10 ngày 22/07/2019
(BGĐT) - Nguyễn Quang Khuyên quê ở Bắc Giang. Anh vốn là một thầy giáo rời mái trường nhập ngũ năm 1968 khi tuổi đời còn rất trẻ. Anh cùng đồng đội chiến đấu rất ngoan cường, chịu đựng vô vàn gian lao, khó nhọc ở các chiến trường Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

Từ cuộc sống chiến đấu anh đã cần mẫn dùng ngòi bút “vừa đánh giặc, vừa làm thơ” cho ra đời gần 200 bài thơ tập trung ở những năm 1970 đến 1972 là những năm tháng ác liệt nhất. 

{keywords}

Minh họa: Đinh Hương

Bài thơ nào của chiến sĩ Khuyên tôi cũng rất yêu thích, trân trọng, rung động vì nó phản ánh thực tế chiến trường mang hơi thở của cuộc sống chiến đấu hừng hực ý chí đấu tranh, ý chí vượt mọi khó khăn của tuổi trẻ, cũng tràn ngập tinh thần lạc quan, yêu đời, tình đồng đội cao cả. 

Những vần thơ có sức thuyết phục vì được viết bằng máu và mồ hôi trong khói lửa đạn bom ngút trời nên dù trải qua hơn nửa thế kỷ, thơ vẫn đậm hơi thở của cuộc chiến tranh khốc liệt. Có hai bài thơ anh gửi tặng cho hai nhà thơ mà anh yêu mến đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật và nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Xin trích một đoạn bài thơ tác giả viết ở Cồn Tiên như sau:

“...Gửi mấy lời theo gió

Về 59 thăm anh

Tôi là lính công binh

Đánh giặc ở Khe Sanh

Đồi Đầu Mầu – Đường 9

Đọc thơ anh thấy mến

Những “Thạch Nhọn, Thạch Kim…”

Tiếng bom ở Xeng-Pan

Mỗi giờ… nghỉ mười phút

Tiếng thơ anh cao vút

Mà rất đậm tình người

Vẫn khích khích tiếng cười

Tuổi thanh xuân ra trận..."

Thơ Nguyễn Quang Khuyên thật quá (gửi các báo thường không đăng) song chính những bài thơ đó là món ăn tinh thần quý giá đối với đời sống tinh thần của chiến sĩ hàng ngày, vì nó đem lại sự động viên kịp thời đem đến những phút giây thư giãn, để ngày mai bước vào trận chiến với khí thế mới. 

Đúng như Nguyễn Quang Khuyên nói: “Những chiến công của anh em, sự hy sinh của đồng đội dội vào tâm hồn tôi, dội vào tình cảm chân thành của mình. Là người trong cuộc nên dễ cảm xúc, dễ viết, dễ diễn đạt, đọc lại để anh em nghe cho vui thế là thơ của tôi đi vào trận đánh và các trận đánh đi vào thơ của tôi”.

Trước linh hồn của người đồng đội yêu quý, anh có ngay bài thơ viếng linh hồn bạn qua bài “Chia lửa”:

…Liên ơi bạn nghỉ lại đây

Ngày mai trên quãng đường này đầy hoa

Đường 9, đường của chúng ta

Hôm nay máu lửa, mai là mùa xuân

Hôm nay Liên đã dừng chân

Mai vào trận đánh cả phần của Liên…

Bản chất chung của chiến sĩ Trường Sơn là vô cùng anh dũng, vô cùng quyết liệt, kiên cường chịu mọi hy sinh gian khổ được thể hiện trong bài “Ở đây”:

… “Ở đây gian khổ cũng cười

Ở đây chỉ có những người kiên trung

Ở đây ai cũng anh hùng

Ở đây ai cũng xung phong dẫn đầu

Ở đây Binh – Cán như nhau

Đều là đồng đội, trước sau một lòng

Có giặc thì đánh đến cùng

Sẻ chia tình cảm vui chung chiến hào

Trong tuyển tập thơ: “Vừa đánh giặc vừa làm thơ”, chiến sĩ Nguyễn Quang Khuyên có rất nhiều bài đáng đọc, rất mộc mạc nhưng chân thực, rất đáng khâm phục, có thể coi đây là một tư liệu quý giá chứng minh sự đấu tranh anh hùng bất khuất, quyết liệt của cả dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.  

Sau ngày đại thắng, chiến sĩ Nguyễn Quang Khuyên trở về đời thường với thương tật 3/4 cùng với 4 tấm bằng dũng sĩ: Dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới…

Nhớ một thời xếp bút nghiên lên đường đánh giặc
(BGĐT) - Năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn cam go, 155 cán bộ, giáo viên, giáo sinh Trường Trung cấp Sư phạm Hà Bắc theo lệnh tổng động viên, gác bút nghiên vào Nam chiến đấu. Đơn vị của họ mang tên Đại đội giáo dục Ngô Gia Tự Hà Bắc. Không ngại mưa bom, bão đạn, những chiến sĩ - người thầy dũng cảm, mưu trí khiến quân thù không ít lần phải khiếp sợ.
Lính cụ Hồ chống “giặc nội xâm”: Kỳ 2- Bị trù dập vẫn không nao núng
(BGĐT) - Trên trận tuyến chống tham nhũng, tiêu cực, cựu chiến binh (CCB) Phạm Văn Yên ở thôn Vũ Trù Làng, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam (Bắc Giang) phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại, thậm chí bị đe dọa, trù dập, nhưng người lính già không hề nao núng. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông luôn động viên người thân bình tĩnh trong mọi tình huống, sống và làm việc theo đúng pháp luật, kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng vu khống, bôi nhọ và cản trở
Lính cụ Hồ chống “giặc nội xâm”: Kỳ 1- Thấy chuyện bất bình chẳng dung
(BGĐT) - Ông Phạm Văn Yên ở thôn Vũ Trù Làng, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam (Bắc Giang) tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Khi đất nước sạch bóng giặc ngoại xâm, ông lại tích cực đi đầu đấu tranh chống giặc nội xâm, đó là những đối tượng tham nhũng, tiêu cực tại địa phương. 
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 

Quý Hoa

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...