Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lễ hội Tiên Lục - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cập nhật: 16:19 ngày 14/01/2022
(BGĐT) - Tiên Lục (Lạng Giang) là vùng đất trung du giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nằm gần kề bên dòng sông Thương thơ mộng. Nơi đây, từ xa xưa đã có dấu chân của con người cư trú, các dòng họ tụ cư đông đúc. 

Đặc biệt vào thời kỳ Lê-Mạc thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Tiên Lục phát triển phồn thịnh, nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng vào thời điểm này. Gắn liền với đó có lễ hội Tiên Lục, nơi thể hiện những tập tục tốt đẹp của địa phương được duy trì từ xưa đến nay.

{keywords}

Lễ rước nước trong lễ hội Tiên Lục.

Làng Tiên Lục xưa thuộc tổng Đào Quán, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang. Ngày nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Trước kia, lễ hội Tiên Lục được các giáp đứng ra tổ chức theo hình thức luân phiên. Hằng năm, lễ hội diễn ra vào ngày 8, 9 tháng Giêng. Trải qua thời gian, lễ hội Tiên Lục vẫn được duy trì từ đó đến nay song có sự thay đổi chuyển dịch về thời gian. Lễ hội ngày nay được tổ chức sang ngày 18, 19, 20 tháng Ba Âm lịch song về cơ bản lễ hội Tiên Lục không có gì thay đổi và vẫn được duy trì liên tục. Đây là ngày khánh thành chùa Phúc Quang sau khi tu bổ từ năm 1707 và cũng là ngày giỗ Sư tổ Nguyễn Đức Tính- người có công lớn trong việc trùng tu và tôn tạo chùa. Từ đó đến nay, năm nào cũng vậy, lễ hội Tiên Lục được tổ chức trang nghiêm mang diện mạo, sắc thái của lễ hội dân gian theo nghi thức cổ truyền.

Hằng năm, lễ hội Tiên Lục được tổ chức tại Cụm di tích Tiên Lục (chùa Phúc Quang, đền Tiên Lục, đình Thuận Hòa, đình Viễn Sơn và cây Dã hương) và khu giếng Lẩm. Đây là quần thể di tích kiến trúc-nghệ thuật gồm có chùa Phúc Quang, đền Tiên Lục (còn gọi là đền Thánh Cả), đình Thuận Hòa, đình Viễn Sơn và cây Dã hương nghìn năm tuổi. 

Đặc biệt nổi tiếng ở đây có cây Dã hương nghìn năm tuổi còn sừng sững cùng năm tháng. Vào thời Lê Cảnh Hưng thứ 44 (tức năm 1783), cây Dã hương đã được ban sắc phong là "Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương" (cây Dã hương lớn nhất nước).

Trong bộ từ điển bách khoa La Rousse của Pháp có in bức ảnh cây Dã hương và ghi rõ đây là cây Dã lớn thứ hai thế giới (cây già nhất hiện nay ở châu Phi). Cụm di tích Tiên Lục đều là những công trình được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII-XVIII có quy mô kiến trúc bề thế, hoành tráng, với các mảng chạm khắc đầy tính sáng tạo, nghệ thuật cao. Năm 1989, Cụm di tích Tiên Lục đã được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định xếp hạng là di tích kiến trúc-nghệ thuật quốc gia.

{keywords}

Trò chơi cướp cầu trong ngày hội.

Đến với Tiên Lục, du khách không những được tham quan, chiêm ngưỡng cụm di tích Tiên Lục cổ kính, linh thiêng, cây Dã hương nghìn năm tuổi mà còn được tìm hiểu về nghi lễ trong lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian cùng các phong tục tập quán tốt đẹp của vùng đất này.

Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian độc đáo như chơi đu, kéo co, chọi gà..., với sự tham gia của đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương. Đặc biệt là tục kéo chữ "Thiên hạ Thái bình" và trò chơi cướp cầu là đặc sắc nhất trong phần hội. Tục kéo chữ là cuộc thi tài, khéo, thi đẹp của các trai đinh trước sự chứng kiến của nhân dân và du khách thập phương thể hiện ước nguyện về cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc.

Trò cướp cầu ở Tiên Lục mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, mang nhiều yếu tố phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tục cướp cầu còn thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong thôn, xóm và biểu tượng sự gắn kết cộng đồng dân cư.

Lễ hội Tiên Lục ảnh hưởng tích cực đến đời sống sinh hoạt văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Đây là nơi để nhân dân địa phương gửi gắm niềm tin, mong ước cho một năm "Thiên hạ thái bình", "dân khang vật thịnh". Cùng với các di sản văn hóa vật thể, lễ hội Tiên Lục là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Bắc Giang đã thu hút đông đảo du khách thập phương tham quan. Đây là tiềm năng để thúc đẩy, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.

Bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của di sản văn hóa lễ hội Tiên Lục là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa lễ hội Tiên Lục vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dương Thị Ánh, Bảo tàng tỉnh

Lễ hội Tiên Lục vang danh cả vùng
(BGĐT) - Xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có cây Dã hương nghìn tuổi độc nhất vô nhị trên thế giới. Cuối xuân, khi hoa Dã hương bung nở cũng là thời điểm diễn ra Lễ hội Tiên Lục. Năm nay, lần đầu tiên Lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện gắn với công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận cụm di tích cây Dã hương, đình, đền, chùa xã Tiên Lục là “Điểm du lịch”.
Xã Tiên Lục (Lạng Giang) đón bằng công nhận nông thôn mới nâng cao
(BGĐT)- Sáng 16/1, UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận xã Tiên Lục đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, giai đoạn 2015-2020. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Lạng Giang và nhân dân trên địa bàn.
Tiên Lục, mùa dã hương rụng hạt
(BGĐT) - Xe chúng tôi lên Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) như ngược về lịch sử theo con đường hành binh của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa tiến đánh đồn Xương Giang. Hai bên đường, không khí thật bình yên với những hàng cây, làng xóm và những cánh đồng mưa bụi xa xa. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...