Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Về Nga Trại xem lễ tế Giao thừa

Cập nhật: 18:21 ngày 11/02/2021
(BGĐT) - Lễ tế Giao thừa (hay còn gọi là lễ trừ tịch) là nét đẹp của văn hóa Việt được thực hiện vào Tết Nguyên đán. Tại một số làng quê ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã phục dựng, bảo tồn các nghi thức lễ tế Thần, Thánh vào thời khắc Giao thừa để “tống cựu, nghênh tân”, cầu mong quốc thái dân an. 
{keywords}

Các cụ tổ chức lễ tế ở đình Nga Trại.

Những ngày cuối cùng của năm, ban khánh tiết đình làng thôn Nga Trại, xã Hương Lâm (Hiệp Hòa) tất bật lo tổ chức nghi thức tế lễ. Chiều 30 Tết, mọi người theo công việc được giao đều đã chuẩn bị chu đáo lễ vật gồm: Lễ mặn và lễ chay như thủ lợn, xôi gà, cau trầu, hoa quả, rượu, tiền vàng mã, hương...

Các cụ ông trong đội tế trước đó đã lo luyện tập thật kỹ. Vào đúng thời khắc trời đất chuyển giao năm cũ sang năm mới, nghi thức tế được cử hành trang trọng. Cụ thượng Nguyễn Văn Uyên (83 tuổi), thôn Nga Trại cho biết: Đình làng Nga Trại là công trình cổ, hiện còn lưu giữ 12 đạo sắc phong. Hàng trăm năm nay, dân làng Nga Trại vẫn lưu giữ nghi lễ tế đêm Giao thừa. Trước cửa đình được đặt trang trọng các đồ tế như kiệu bát cống, đôi ngựa gỗ, bộ chấp kích, bộ bát biểu…

Từ trước Giao thừa 30 phút, các cụ thượng, trong đó cụ cao tuổi nhất sẽ thực hiện nghi thức tế. Theo cụ Nguyễn Văn Tốn (người trông coi đình) mở đầu cho lễ tế trừ tịch là ba hồi trống, kèm theo tiếng chiêng vang vọng. Trống thể hiện cho dương - trời, chiêng thể hiện cho âm - đất. 

Tiếng trống, chiêng hòa quyện thể hiện sự giao hòa âm – dương, trời - đất. Trong làn khói hương huyền ảo, hòa lẫn với thiên khí linh thiêng trời - đất của năm mới, ngày mới, giờ mới…, nghi thức tế được thực hiện trang nghiêm, thành kính.

Cùng với làm lễ trừ tịch đêm Giao thừa, thôn Nga Trại còn làm lễ dịp năm mới theo tuần tự: Mùng Một, các cụ thượng cao tuổi nhất làm lễ; mùng Hai các cụ thượng cao tuổi thứ nhì làm lễ, mùng Ba, các cụ thượng cao tuổi thứ ba và mùng Bốn là toàn dân làng ra đình ra làm lễ.

Theo các cụ cao niên ở Nga Trại, lễ tế Giao thừa trước hết là tế trời - đất, cầu cho “phong đăng, hòa cốc, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người khang vật thịnh”. Trải qua thời gian, lễ tế Giao thừa trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Các bài tế ngoài ghi nhớ, tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng còn cầu cho đất nước thanh bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. 

Trong thời gian diễn ra lễ tế, người dân không được vào khu vực nội tự để bảo đảm tính trang nghiêm. Các thành viên của đoàn tế được tuyển chọn kỹ lưỡng, nhất là vị chủ tế. Gia đình chủ tế phải còn đầy đủ các thành viên, sống gương mẫu, uy tín trong cộng đồng, không vi phạm pháp luật.

Lễ tế Giao thừa không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao của Thành hoàng làng, các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Phương Nhung

Bắc Giang: Dừng hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, giải trí để phòng, chống dịch Covid-19
(BGĐT) - Thực hiện kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn tại Hội nghị trực tuyến bàn biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 28/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản gửi các cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Lễ hội 593 năm chiến thắng Xương Giang
(BGĐT)- Sáng 30-1, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND TP Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội 593 năm chiến thắng Xương Giang. Tới dự có đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh cùng đồng đảo các tầng lớp nhân dân. 
Lễ hội bên sông
Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang diễn ra trên sông Cầu.
Độc đáo lễ hội dân gian vùng núi Đót
(BGĐT) - Phúc Sơn là xã miền núi thuộc huyện Tân Yên (Bắc Giang), mang đặc trưng riêng của vùng văn hóa núi Đót. Những chứng tích khảo cổ tìm được như cuốc bằng đá, rìu tay hoặc công cụ hình hạt nhân có dấu ghè đẽo… chứng tỏ từ xa xưa, trên mảnh đất này con người đã quần cư. Nơi đây còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa kết tinh trong vốn di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu là lễ hội dân gian vùng núi Đót.
Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao tại lễ hội Thổ Hà
(BGĐT) - Từ ngày 24 đến 26-2 (tức từ ngày 20, 22 tháng Giêng), làng Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên) tổ chức lễ hội xuân truyền thống.
Lễ hội Tây Yên Tử năm 2019: Nhiều hoạt động hấp dẫn du khách
(BGĐT) - Đầu xuân Kỷ Hợi năm 2019, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội Xuân và khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch với chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”. Nhân sự kiện đặc biệt này, phóng viên Báo Bắc Giang trao đổi với ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Bắc Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...