Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thanh minh quê hương

Cập nhật: 07:00 ngày 21/03/2020
(BGĐT) - Cứ mỗi độ tháng Ba âm lịch, khi những cơn mưa bụi đã dứt hẳn, tiết trời dịu nhẹ, người quê tôi lại quây quần hướng về tổ tiên, cội nguồn trong Tiết Thanh minh. 

Người tha phương muôn nơi vào dịp này cũng sắp xếp công việc để trở về nơi “chôn nhau, cắt rốn” cùng ông bà, cha mẹ, họ hàng đi tảo mộ gia tiên, sum vầy bên gia đình. Đây chính là dịp để con cháu, những người còn sống tưởng nhớ tới người đã khuất.

{keywords}

Hướng về tổ tiên, cội nguồn trong Tiết Thanh minh.

Từ nhỏ, những đứa trẻ quê tôi đã được ông bà, cha mẹ giảng giải cho nghe về ý nghĩa ngày Tết Thanh minh, rồi được cùng các bà, các mẹ sửa soạn lễ cúng. Bà nội thường nhắc nhở chúng tôi “Con người có tổ có tông - Như cây có cội, như sông có nguồn”.

Là con gái nên tôi được bà và mẹ hướng dẫn rất tỉ mỉ việc sửa soạn bày biện lễ cúng Thanh minh. Mẹ bảo tùy theo phong tục mà lễ cúng mỗi nơi một khác, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Bởi thế, tất cả mọi thứ đều được mẹ chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận. Mâm ngũ quả tự tay mẹ tỉ mỉ lựa chọn những quả tươi ngon nhất, rửa sạch, lau khô và bày biện cùng vàng mã, hương đăng, trà nước. Mâm lễ mặn cũng được bố và mẹ trỗi dậy từ sớm tinh mơ chuẩn bị, nấu nướng tươm tất. Không riêng gì nhà tôi, mà mọi nhà ở đây đều thế. Từ đầu xóm tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe cộ đi về tất bật. Khi tất cả đã chuẩn bị xong, con cháu cũng đã về đông đủ, ông nội không quên nhắc tôi cầm kéo ra cắt mấy bông hoa hồng bạch ngoài vườn. Mỗi lần đó ông đều đi cùng tôi ra vườn, chỉ những bông hoa đẹp nhất để tôi cắt. Nội kể năm xưa khi cụ bà còn sống rất thích hoa hồng bạch. Những khóm hoa hồng này đều do cụ bà trồng và chăm sóc rất cẩn thận. Từ khi cụ bà mất, vào những dịp giỗ, Tết, Thanh minh con cháu không bao giờ quên đặt lên mộ của cụ những đóa hoa hồng bạch thơm ngát hương được cắt ngay trong vườn nhà.

Ngày Tết Thanh minh bầu trời thường xanh cao vời vợi, ánh nắng chan hòa xua tan nét u tịch, hoang vắng nơi nghĩa địa. Trên lối mòn quanh co dẫn ra nghĩa địa, đoàn người tấp nập đổ về đây. Già trẻ, trai gái, lớn bé trong gia đình đều đủ cả. Nhà nào đi tảo mộ đều mang theo cuốc, xẻng để rẫy những đám cỏ hoang dại mọc xung quanh, rồi đắp nấm mồ cho đầy đặn, vuông vức. Khi những nén nhang đã tỏa hương thơm nghi ngút, các cụ già bắt đầu làm lễ khấn tổ tiên, tất cả con cháu thành kính chắp tay trước ngực. Không gian trở nên tĩnh lặng trong dòng hồi tưởng thiêng liêng của cháu con về cội nguồn, về ông bà tổ tiên, về những người thân đã khuất. Đó là sự gắn kết bền chặt của quá khứ với hiện tại và tương lai đậm chất nhân văn trong nếp sống của người Việt.

Sau lễ tảo mộ, mọi người sẽ trở về nhà làm lễ cúng gia tiên và quây quần sum họp bên gia đình.Vào những dịp này, ông bà, cha mẹ lại kể cho con cháu nghe những câu chuyện, những kỉ niệm đầy xúc động để các thế hệ sau hiểu hơn về nguồn cội và thêm yêu truyền thống gia đình mình.

Người thật thà
(BGĐT) - Anh em trong họ, Vương Hỉ đến tìm Vương Mãn lân la nghe ngóng một chuyện hệ trọng: Con trai ông ta làm thủ quỹ ở quỹ tín dụng của xã, có người giới thiệu mai mối về cô gái có thể tìm hiểu. Người đó lại chính là cô nàng làm cùng cơ quan với Vương Mãn, tên là Trương Minh Nguyệt.
Tìm lại hạnh phúc
(BGĐT) - Nam trằn trọc trở mình. Trong đầu hắn cứ xuất hiện cái vẻ thậm thụt, giấu diếm của vợ. Dù lúc đó có tí rượu vào thật, nhưng hắn chưa đến nỗi say bét nhè nên vẫn nhớ. Không biết nó giấu mình cái gì.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và những tình khúc vượt thời gian
Trải qua nhiều thập niên, rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đến nay vẫn được đông đảo công chúng yêu mến, trong đó có “Dư âm”, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh".

Việt Nga

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...