Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Liên hoan Tiếng hát chèo tỉnh Bắc Giang năm 2019: Trao 4 giải A toàn đoàn và 32 giải A cá nhân, tiết mục

Cập nhật: 18:14 ngày 11/07/2019
(BGĐT) - Ngày 10 và 11-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc Liên hoan Tiếng hát chèo tỉnh Bắc Giang năm 2019 tại Rạp Sông Thương (TP Bắc Giang). Đến dự có đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Liên hoan năm nay có hơn 300 diễn viên, nhạc công thuộc đội nghệ thuật quần chúng của 10 huyện, TP. Đây đều là những hạt nhân văn nghệ đam mê nghệ thuật chèo, đã và đang sinh hoạt tại các đội văn nghệ, câu lạc bộ được Nhà hát Chèo tỉnh hỗ trợ, truyền dạy. 

Mỗi đơn vị tham gia liên hoan biểu diễn một chương trình nghệ thuật chèo không quá 40 phút, nội dung có chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, con người, phát huy và gìn giữ nét văn hóa truyền thống. Trong đó, bắt buộc có 1 tiết mục chèo lời cổ. 

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa cho các đội tham gia Liên hoan. 

Liên hoan Tiếng hát chèo mang lại cho khán giả nhiều cảm xúc với những tiết mục được dàn dựng công phu, trích đoạn chèo đặc sắc. Đội thi đến từ huyện Yên Dũng mở màn với 6 tiết mục có hình bóng quê hương gạo thơm Yên Dũng, dãy núi Nham Biền đậm nét. 
Trích đoạn “Con dâu hiếu thảo” do các diễn viên đoàn Lạng Giang cùng trích đoạn "Trần tình" trong vở chèo Trương Viên do các diễn viên: Minh Nghĩa, Thanh Hà (đoàn Yên Dũng) thể hiện khiến nhiều khán giả không khỏi xúc động, xót xa. Ở đó, người con dâu bằng lòng đánh đổi đôi mắt của mình để cứu mẹ chồng. 

{keywords}

Tiết mục tham gia liên hoan của đội Yên Dũng. 

Các trích đoạn trong những vở chèo nổi tiếng như: Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên được các đoàn nghệ thuật huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên chọn lựa thể hiện. 

Cùng chọn đoạn “Lý Trưởng - Mẹ Đốp” trong vở “Quan Âm Thị Kính”, đội Hiệp Hòa và Tân Yên lại mang đến cách cảm nhận khác nhau từ cách hát đến lối diễn. Người xem hiểu được nét khôn ngoan của Mẹ Đốp trong từng câu từ, sự tham lam, ích kỷ của Lý Trưởng. Trích đoạn “Hề theo thầy” ở vở Từ Thức gặp tiên do đoàn Yên Thế thể hiện mang lại tiếng cười nhẹ nhàng mà sâu cay. 

{keywords}

Đội Việt Yên thể hiện các bài hát chèo viết về quê hương. 

Riêng huyện Việt Yên, ngoài giới thiệu những bài hát chèo về quê hương như: Việt Yên quê mẹ ta ơi, Hoàng Mai đổi mới, đoàn diễn vở "Tình đời" với nét hiện đại cùng tính thời sự ở làng quê công nghiệp hóa. 

{keywords}

Đông đảo khán giả có mặt tại Rạp Sông Thương nghe hát chèo, cổ vũ cho các diễn viên. 

Theo ông Nguyễn Quách Hải, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trưởng Ban giám khảo, các đoàn nghệ thuật tham gia liên hoan với sự chuẩn bị chu đáo; nhiều tiết mục và chương trình được dàn dựng, luyện tập công phu, bám sát chủ đề. 

Đồng thời chọn lọc những hình ảnh minh họa phong phú, cách diễn mang tính khái quát cao, đặc biệt có một số thí sinh phong cách tự tin, chất giọng đẹp, truyền cảm. 

{keywords}

Trích đoạn "Lý Trưởng - Mẹ Đốp" trong vở Quan Âm Thị Kính được nhiều đội lựa chọn thể hiện. 

Một số đoàn nghệ thuật đã sáng tạo, mạnh dạn trong đạo diễn, dàn dựng vừa giữ gìn được vốn chèo cổ, vừa tươi mới, phù hợp với xu hướng hiện nay.

Tuy vậy, liên hoan còn những hạn chế như: Một số đoàn nghệ thuật lựa chọn bài hát, tác phẩm, bố trí diễn viên chưa toát lên hết được chủ đề, đặc trưng của quê hương; trang phục, đạo cụ với nội dung trích đoạn chưa phù hợp. 

{keywords}

Bà Đỗ Thị Khoa, đội Việt Yên thể hiện bài hát "Việt Yên quê mẹ ta ơi". 

Kết thúc, Ban tổ chức trao giải A toàn đoàn cho các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang cùng 32 giải A cho các cá nhân, tiết mục xuất sắc cùng 2 giải cho diễn viên cao tuổi nhất là bà Đỗ Thị Khoa, 78 tuổi và tác giả Văn Thêm, người có nhiều tác phẩm diễn tại liên hoan. 

{keywords}

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban giám khảo trao giải cho các đoàn tham dự liên hoan. 

Liên hoan tạo ra sân chơi nghệ thuật bổ ích rộng khắp trong tỉnh, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền tiềm năng văn hóa, du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. 

(BGĐT) - Nhắc đến Bắc Giang, lâu nay người ta vẫn nhớ đến danh tiếng chèo Chiếng Bắc xưa. Xã hội phát triển khiến bộ môn nghệ thuật truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Trong bối cảnh đó, nhiều hạt nhân ở cơ sở đã nỗ lực góp sức giữ gìn, tìm cách bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật chèo.
(BGĐT) - Hát chèo là hoạt động nghệ thuật truyền thống, hiện diện ở vùng đất Yên Dũng (Bắc Giang) từ xa xưa. Những năm qua, loại hình này được huyện quan tâm bảo tồn, phát huy, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. 
(BGĐT) - Ngày 26-6, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển Nhà hát Chèo Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
(BGĐT) - Ngày 3-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Bắc Giang. Tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tài chính, Nội vụ. 
(BGĐT) - Theo lời giới thiệu của cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, chúng tôi đến làng Thanh Trà (xã Lệ Viễn) tìm hiểu về phong trào hát chèo nơi đây. Ít ai ngờ ở một nơi hẻo lánh, những lời ca, nhịp đàn, tiếng trống chèo vẫn luôn ngân vang.
Tuyết Mai
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...