Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Văn hóa
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Phóng viên kể chuyện nghề

Cập nhật: 08:21 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Mỗi tác phẩm báo chí đều được dày công thực hiện để thông tin đến bạn đọc. Sau khi bài báo được đăng, không gì vui hơn là người viết nhận được sự tin tưởng, quý mến từ độc giả. 

Một ngày nắng nóng tháng 5 vừa qua, tôi đến khu rừng Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu về tình hình khai thác mai vàng một cách tận diệt của một số người dân, nguy cơ dẫn đến loài mai quý bị xóa sổ. Tôi biết đến đề tài này khi một người bạn chia sẻ thông tin có một nhóm người quảng bá bán mai vàng cổ trên mạng xã hội.

{keywords}

Tác giả trong chuyến đi viết về mai vàng Yên Tử.

Có thông tin bước đầu, tôi đã dò hỏi rồi thuê một người ở thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động) dẫn đường đi tìm mai cổ. Dù chuẩn bị sẵn tâm lý đi rừng chẳng dễ dàng gì nhưng tôi không ngờ chuyến đi lại khó nhọc đến vậy. Người đồng hành khuyên tôi không nên vào tận nơi có mai rừng bị đốn hạ vì cánh đàn ông đi còn mệt, huống chi tôi là phụ nữ sức vóc nhỏ bé. 

Quyết tâm đến hiện trường, tôi không nản chí. Cầm theo chai nước, quấn chặt máy ảnh để trong ba lô có vải mềm đệm lót, đề phòng bị ngã sẽ không ảnh hưởng đến máy ảnh, tôi bắt đầu hành trình.

Rừng xanh tĩnh mịch không một ngọn gió, không khí nóng hầm hập khiến tôi ướt đẫm mồ hôi, mặt đỏ bừng bừng. Quãng đường không bằng phẳng, có đoạn phải trèo qua tảng đá rêu trơn trượt làm tôi rơi tõm xuống suối, ướt nửa người; nơi thì dốc cao dựng đứng, khi lại len lỏi trong bụi cây rậm rạp. 

-- Cuộn qua để tiếp tục đọc --

Quần áo lấm lem; tay, chân rỉ máu vì mắc phải gai. Nơi thâm sơn cùng cốc, cảm giác lo âu mỗi lúc một tăng. Lo bởi không biết tính cách cậu thanh niên đi cùng kia thế nào, chẳng may gặp người xấu thì biết kêu ai, rừng lại sâu hun hút, không có sóng điện thoại.

Suy nghĩ lan man khiến tôi thêm căng thẳng, mệt mỏi. Rất may, thanh niên dẫn đường là người tốt bụng. Bạn ấy đã lấy một số sản vật như quả giời giời núi, mây rừng cho tôi ăn, chỉ dẫn cặn kẽ đường đi, lối lại, cảnh báo những điểm nguy hiểm. Sau chừng hơn 4 giờ leo rừng, tôi cũng đến được nơi xuất hiện mai vàng. 

Thật xót xa khi nhiều cây mai vừa bị những kẻ xấu đào gốc mang đi, để lại tảng đá nằm chỏng chơ; cành, lá vứt ngay đó. Cả khu vực chỉ còn sót lại một cây hơn 40 năm tuổi song cũng bị chặt tỉa gần như trơ trụi.

Qua chuyến tác nghiệp này, tôi đã có bài viết: “Tìm mai giữa đại ngàn Yên Tử” phản ánh về những giá trị của loài mai vàng, nhất là đối với Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, đồng thời cảnh báo loài cây quý này có thể biến mất do hoạt động khai thác trái phép, ồ ạt của con người.

Sau khi bài viết được đăng, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng, huyện Sơn Động có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm. Từ đó đến nay, tình trạng khai thác mai vàng đã lắng xuống. Điều này mang đến cho tôi một niềm vui khó tả, nhen lên hy vọng mai vàng Yên Tử sẽ được bảo vệ, gìn giữ.

Ngoài vấn đề nêu trên, tôi cùng các đồng nghiệp ở Báo Bắc Giang đã thực hiện loạt bài điều tra liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm môi trường; trật tự xây dựng; loạt bài về ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp; đổ trộm hóa chất tại Lục Nam; bất cập, sai phạm trong đấu giá đất... Những bài báo đó đã có tác động xã hội tích cực, góp phần củng cố niềm tin của bạn đọc đối với những người làm báo.

{keywords}

Sau khi Báo Bắc Giang tuyên truyền, vận động, gia đình anh Đặng Thắng Quyên, xã Vân Sơn (Sơn Động) 

được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Ảnh: Xuân Thỏa

Bên cạnh đấu tranh, phê bình chống tiêu cực, chúng tôi cũng biểu dương điển hình tiên tiến và quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn. Sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều tổ chức, cá nhân liên hệ với chúng tôi nhờ gửi tiền, quà ủng hộ. Đối với những người làm báo, đó thực sự là những niềm vui, niềm hạnh phúc trong nghề.

Trường hợp của ba bố con anh Đặng Thắng Quyên (SN 1982). dân tộc Dao ở thôn Phe, xã Vân Sơn (Sơn Động) là một ví dụ. Vợ bỏ đi biệt tích, anh Quyên phải gồng gánh nuôi 2 con thơ dại. Ngôi nhà chênh vênh trên đồi núi cao được làm bằng tre nứa rộng vài chục m2 đã cũ nát, trời mưa nước chảy vào nhà, mùa đông rét buốt. 

-- Cuộn qua để tiếp tục đọc --

Bản thân anh Quyên không biết chữ, trí tuệ không bình thường, hằng ngày lên rừng hoặc ai thuê gì làm nấy để nuôi con. Hoàn cảnh của anh được thông tin trên Báo Bắc Giang. Sau đó, gia đình đã được huyện cùng một số tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng căn nhà kiên cố trị giá gần 100 triệu đồng.

Nhiều năm trong nghề, qua mỗi chuyến đi, tôi hiểu thêm về cuộc sống, biết thêm nhiều hoàn cảnh xung quanh mình. Tôi cùng các đồng nghiệp luôn cố gắng để có thể kịp thời chuyển tải những thông tin nhanh, chính xác tới độc giả, qua đó giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của địa phương.

Điện thoại phát nổ khi đang sạc pin, một thanh niên ở Bắc Giang phải nhập viện
(BGĐT)- Vào khoảng 10 giờ ngày 21-6, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân Trần Văn Hậu (SN 1981) ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng bàn tay phải bị thương nặng.
Tai nạn giao thông ở Bắc Giang, chú rể tử vong trong ngày cưới
(BGĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 18-6 tại km 100+200, quốc lộ 17, đoạn qua bản Chàm, xã Tam Tiến (Yên Thế) khiến một người tử vong.
TP Bắc Giang gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí
(BGĐT) - Ngày 20-6, Thành ủy, HĐND, UBND TP Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và của tỉnh, TP nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, độc là sứ mạng của báo chí
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019), chiều 19-6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2019 - 2020
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019), ngày 19-6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức công bố thể lệ và phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XIV, năm 2019 - 2020.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương
(BGĐT) - Ngày 19-6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt thân mật với các nhà báo, các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và của tỉnh nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019). 
Báo chí là vũ khí cách mạng sắc bén
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng.
Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Thân Nhân Trung, Khuyến học- khuyến tài
(BGĐT) - Ngày 18-6, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt cán bộ, hội viên nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21- 6 (1925 - 2019), trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam và trao Giải Báo chí Thân Nhân Trung năm 2018, Giải Báo chí về chủ đề "Khuyến học, khuyến tài" năm 2018 - 2019. 
Thư ký báo chí Nhà Trắng nghỉ việc
Tổng thống Mỹ thông báo Sarah Sanders rời Nhà Trắng vào cuối tháng này giữa lúc có thông tin cô sẽ tranh cử Thống đốc bang Arkansas.
Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIII vào ngày 21-6
Chiều 13-6, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2018 tổ chức họp báo về Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIII. Theo đó, lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-2019).
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch sắp xếp cơ quan báo chí
Các cơ quan báo chí không thực hiện đúng mốc thời gian quy định sẽ bị đình bản hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia quyết định rút tác phẩm "Thâm nhập băng nhóm bảo kê ở chợ Long Biên" khỏi Giải Báo chí Quốc gia
Theo thông báo của Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, trong hai ngày 31-5 và 1-6-2019, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018 họp phiên toàn thể chấm các tác phẩm vào vòng chung khảo, lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải vào Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-2019).
106 tác phẩm xuất sắc sẽ được vinh danh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIII
Chiều 1-6, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí quốc gia năm 2018 đã chọn được 106/147 tác phẩm xuất sắc để trao giải; bao gồm: 7 giải A, 23 giải B, 42 giải C và 34 giải Khuyến khích.

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...