Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn: Hội tụ những sắc màu văn hóa

Cập nhật: 11:30 ngày 24/03/2019
(BGĐT)- Lục Ngạn không chỉ là vùng cây ăn quả nổi tiếng của cả nước, nơi đây còn hội tụ và tỏa sáng các sắc màu văn hóa của 8 dân tộc anh em: Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao và Hoa.

Từ trước khi có Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), năm 1996, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn đã có chủ trương khôi phục các hội hát truyền thống tại chợ Chũ, trung tâm huyện lỵ vào ngày 18- 2 âm lịch hàng năm và các ngày chợ phiên vùng cao của huyện (chợ Thác Lười - Tân Sơn hiện nay). 

Chợ ở Lục Ngạn có một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc (tương tự như chợ tình Sa Pa) của trai gái các dân tộc. Đến chợ, họ không chỉ mua bán, trao đổi các loại hàng hóa mà gặp mặt, tìm nhau qua câu hát giao duyên bằng các làn điệu dân ca của mình, phổ biến là những câu sli, lượn, sloong hau của dân tộc Nùng, Tày; Shoóng cộ của dân tộc Sán Chí; soọng cô của dân tộc Sán Dìu; Sình ca của dân tộc Cao Lan...

{keywords}

Lãnh đạo huyện tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia giao lưu văn hóa- thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn năm 2019.

Sau hai năm 1996, 1997 tổ chức Hội hát cấp huyện (tại Khu du lịch sinh thái Khuân Thần, thuộc xã Kiên lao) được dư luận và các ngành chuyên môn đánh giá cao, năm 1998, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức “Hội hát dân ca các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ Nhất” tại trung tâm huyện lỵ Lục Ngạn. 

Rồi các mùa Hội hát tiếp theo, đến mùa Xuân năm 2003, huyện Lục Ngạn được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) có quyết định số 752, ngày 3-4-2002 cho Lục Ngạn thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa huyện miền núi Lục Ngạn giai đoạn 2001-2010” (là thí điểm của các tỉnh Miền núi phía Bắc) và tổ chức Lễ phát động nhân dân các dân tộc thực hiện được lồng ghép vào Ngày hội. Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn là một trong 4 hội lớn được UBND tỉnh công nhận.

{keywords}

Trao giải thưởng nội dung thi trình diễn Người mặc trang phục dân tộc đẹp. 

Điều đặc biệt, Ngày hội không mang yếu tố tâm linh mà hoàn toàn mang ý nghĩa và các giá trị văn hóa truyền thống về các lối hát dân ca các dân tộc huyện Lục Ngạn cùng với hát quan họ, hát chèo và tổ chức hát quan họ trên thuyền, tấu nhạc cụ dân tộc, các điệu dân vũ là trình diễn và thi người mặc trang phục dân tộc đẹp, thi văn hóa ẩm thực, trưng bày các sản phẩm ẩm thực, các món ăn truyền thống. Bên cạnh nét văn hóa đặc trưng đó, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đập niêu, ném còn cùng với các môn thi đấu bóng chuyền hơi người cao tuổi, cầu lông, bóng bàn...

{keywords}

Hát quan họ trên thuyền.

Để bảo tồn bền vững và phát triển rộng khắp, việc sưu tầm, viết thành sách các điệu hát của dân ca Sán Chí, Sán Dìu…; cùng đó là các lớp truyền dạy hát dân ca dân tộc được tổ chức, các câu lạc bộ (CLB) hát dân ca được thành lập. Đến nay toàn huyện đã có 32 CLB hát dân ca các dân tộc, chủ yếu do lớp người cao tuổi xây dựng và duy trì. Mỗi CLB được huyện đầu tư kinh phí may sắm trang phục dân tộc và nhạc cụ truyền thống. 

Hàng năm, huyện đều tổ chức ngày hội và giao lưu để bảo tồn hình thức sinh hoạt văn hóa này. Không chỉ riêng các dân tộc của huyện Lục Ngạn, Hội hát đã hội tụ nhiều đoàn khách hát dân ca của tỉnh bạn về tham dự và lan tỏa tới các vùng miền trong tỉnh, trong nước.

Bá Đạt

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...