Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

Cập nhật: 20:32 ngày 21/02/2019
Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…

Tổng kinh phí thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỷ đồng.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Theo đó, đề án được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Cụ thể, đề án sẽ được thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành hai giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: Hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số các cấp học các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

Ngoài ra, đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chiều dài biên giới”: Nối dài tình yêu Tổ quốc
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chiều dài biên giới” diễn ra tại Hà Nội ngày 21-2, do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với người tham dự, giúp nối dài tình yêu với Tổ quốc trong mỗi người dân Việt.
 
Bế mạc hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV
Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20-2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.
 
Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng được trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 20-2, tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng đã trao chứng nhận Lễ hội Cầu ngư TP Đà Nẵng là Di sản Văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia, cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Thanh Khê.
 

Theo VietNamPlus

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...