Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Công diễn lần đầu vở cải lương đặc sắc ‘Thầy Ba Đợi’

Cập nhật: 06:59 ngày 30/04/2018
Nhà hát Bến Thành (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Đài Tiếng nói Việt Nam, Công ty Tổ chức biểu diễn Song Việt vừa phối hợp tổ chức buổi công diễn đầu tiên vở cải lương "Thầy Ba Đợi".
{keywords}

Một cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi".

Vở cải lương Thầy Ba Đợi”- tác giả văn học PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể cải lương soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng; đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên và nghệ sĩ - đạo diễn Lê Trung Thảo; chỉ đạo nghệ thuật NSND Trần Ngọc Giàu) là một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4 (1975-2018), 100 năm nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam.

Vở diễn  lần đầu tiên tụ họp các nghệ sĩ của ba miền Bắc- Trung- Nam, như một thông điệp đoàn kết một nhà, chung tay bảo tồn, phát huy những giá trị di sản lịch sử, văn hóa tinh hoa của ông cha….

“Thầy Ba Đợi” mang đến công chúng tiếng nói từ trái tim của những người dân Việt luôn thấm đẫm tinh thần yêu nước, luôn có ý thức gìn giữ những di sản văn hóa quý báu của ông cha. Thông qua hình ảnh một “Thầy đờn”, nhạc sư, nhạc quan triều Nguyễn tên Nguyễn Quang Đại - Thầy Ba Đợi cùng với những bể dâu của giang sơn Việt khi triều Nguyễn buông xuôi quy hàng thực dân Pháp dâng lục tỉnh Nam Kỳ…

Với thời lượng tới hơn 150 phút nhưng có thể nói đây là vở cải lương “tốc độ”, các tình tiết diễn biến không bị dàn trải, các chi tiết luôn tiếp diễn nhanh, ngay cả “công thức” ca đủ 6 câu cho một tình tiết cũng không “mặc định” nên cảm giác diễn biến câu chuyện hợp lý hơn, gắn với đời thật hơn.

“Thầy Ba Đợi” ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm nghệ thuật Cải lương Việt Nam, lại đúng dịp cả nước đang trong tuần lễ kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 43 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất  đất nước, không chỉ như một thông điệp Bắc - Trung - Nam một nhà, mà còn như một niềm hy vọng khởi đầu cho việc chấn hưng nghệ thuật cải lương ở giai đoạn mới, không chỉ bảo tồn, giữ gìn mà còn phát triển để đứng vững và trường tồn trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Việt Nam./.

Theo Báo Chính phủ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...