Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt: Mốc son trong lịch sử dân tộc

Cập nhật: 12:37 ngày 24/04/2018
(BGĐT) - Cách đây tròn 1050 năm, vào năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thu non sông về một mối đã lên ngôi Hoàng đế, sáng lập Nhà nước Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) ngày nay. Chỉ tồn tại trong 86 năm (968 - 1054) nhưng Nhà nước Đại Cồ Việt giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
{keywords}

Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư sẵn sàng cho dịp đại lễ.

Khẳng định nền độc lập, tự chủ

Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và cho định đô ở Hoa Lư. Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ: “Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế”. Kinh đô Hoa Lư do Đinh Tiên Hoàng tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc lớn nhất của đất nước sau ngàn năm Bắc thuộc. Từ đây, bộ máy chính quyền của Nhà nước độc lập tự chủ do Đinh Tiên Hoàng đứng đầu đã củng cố và giữ vững chủ quyền của quốc gia và dân tộc. Xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình Nhà nước với thiết chế mới.

Với việc xưng đế hiệu, đặt quốc hiệu, định niên hiệu, thiết lập triều chính gồm hai ban văn, võ cũng như bộ máy chính quyền địa phương, tổ chức quân đội, bước đầu xây dựng nền pháp chế (mới dừng ở quy định, quy tắc); xây dựng mối bang giao cũng như triển khai các hoạt động kinh tế… mô hình Nhà nước triều Đinh đã hướng đến xu thế tập trung quyền lực vào triều đình trung ương, trong đó Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) là người nắm giữ quyền lực tối cao. Bàn về triều Đinh và Đinh Tiên Hoàng, sử gia Lê Văn Hưu viết: “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ...”. Sử thần Lê Tung trong Việt giám thông khảo tổng luận nhận định: “Đinh Tiên Hoàng nhân khi nhà Ngô loạn lạc, dẹp được 12 sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi... sang chế triều nghi, định lập quân đội. Vua chính thống của nước Việt ta thực bắt đầu từ đấy...”.

Trong hai bộ sử lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến là bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn) đều có nhìn nhận tương đối nhất quán về triều Đinh khi đưa triều Đinh mở đầu cho phần Bản kỷ (Toàn thư) và Chính biên (Cương mục). Điều đấy càng khẳng định thêm về vị trí của Vương triều Đinh trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Nhiều hoạt động kỷ niệm đặc sắc

{keywords}

Tại lễ kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt diễn ra tối 24-4 (tức mùng 9-3 âm lịch), tỉnh Ninh Bình tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, qua đó tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân; làm phong phú các hoạt động chào mừng kỷ niệm, đồng thời quảng bá, thu hút du khách đến với Ninh Bình”.


Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình

Nhằm nêu cao vị trí, vai trò và giá trị lịch sử to lớn của Nhà nước Đại Cồ Việt – Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, Đại lễ kỷ niệm 1050 nhà nước Đại Cồ Việt diễn ra tại Ninh Bình năm nay sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Theo ông Phạm Quang Ngọc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình, các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng cho đại lễ được diễn ra trang trọng và ý nghĩa. Theo đó, Lễ kỷ niệm 1050 Nhà nước Đại Cồ Việt và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2018 được tổ chức vào 20 giờ thứ 3, ngày 24-4-2018, tức ngày 9-3 âm lịch, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Tại đây, phần nghi lễ sẽ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia đối với hai Long sàng thuộc Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; chương trình nghệ thuật chào mừng dự kiến với chủ đề: “Hành trình 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam”, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình và một số đài địa phương.

Đối với Lễ hội Hoa Lư, phần lễ gồm 10 nghi thức: Lễ mở cửa đền; Lễ dâng hương; Lễ rước nước; Lễ mộc dục; Lễ tiến phẩm; Lễ rước kiệu (từ các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê về lễ hội); Tế cửu khúc; Tế lễ cổ truyền của các đoàn nam quan, nữ quan, đồng quan; Lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng; Lễ tạ. Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; hội trại thanh niên; trò chơi dân gian; các hoạt động thi, trưng bày, triển lãm, quảng bá: Thi và trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua; triển lãm ảnh nghệ thuật “Non nước Ninh Bình”; giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống…

Trong các hoạt động văn hóa đặc biệt trên, ngoài các đoàn nghệ thuật trong nước, khoảng 10 đoàn nghệ thuật quốc tế sẽ hội tụ về Ninh Bình biểu diễn như: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Quỳnh Hương (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...