Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngày Thơ Việt Nam tại Bắc Giang: Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam từ tinh hoa dân tộc và nhân loại

Cập nhật: 13:44 ngày 19/02/2019
(BGĐT) - Ngày 19-2 (Rằm tháng Giêng Kỷ Hợi), tại đền Xương Giang (TP Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17.
{keywords}

Các đại biểu dâng hương tại đền Xương Giang trước lễ khai mạc.

Dự lễ khai mạc có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Đức Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Lâm, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND TP Bắc Giang cùng đại diện nhiều ban ngành, đoàn thể tỉnh.

{keywords}

Nghi thức lấy lửa trước lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Đặc biệt, tại đây có sự góp mặt của gần 200 đại biểu quốc tế là nhà thơ, dịch giả, nhà văn đến từ 46 nước trên thế giới; văn nghệ sĩ, các nhà sáng tác thơ, văn học, nghệ thuật trong tỉnh, trong nước; giáo viên và học sinh một số trường học trên địa bàn; đông đảo nhân dân và công chúng yêu thơ.

{keywords}

Đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thắp lửa tại lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc Ngày Thơ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nhấn mạnh: Bắc Giang rất vinh dự lần đầu tiên được phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 đúng vào Rằm tháng Giêng, Xuân Kỷ Hợi - năm 2019, được đón tiếp các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới về dự. “Sự hiện diện của các quý vị như cơn gió lành của mùa xuân, mang đậm hương thơm của lòng người, tình hữu nghị, sự may mắn cho tỉnh Bắc Giang”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nói. 

{keywords}

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 thu hút đông đảo nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học trong nước và nước ngoài tham dự.

Thay mặt lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương trân trọng cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ trong nước và quốc tế, các đại biểu, khách quý đã dành sự quan tâm đặc biệt, phối hợp với Bắc Giang để tổ chức sự kiện.

{keywords}

Quang cảnh lễ khai mạc.

Phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, cùng với sự năng động, sáng tạo của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong những năm qua KT-XH Bắc Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, đồng đều trên các lĩnh vực; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. 

Trong khuôn khổ Ngày Thơ, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã làm lễ dâng hương tại đền Xương Giang; tổ chức lễ rước lửa từ chùa Vĩnh Nghiêm về thắp trên đài lửa tại sân đền trước giờ khai mạc.
Tại đây, các đại biểu, đông đảo nhân dân và công chúng yêu thơ đã được thưởng thức màn trống hội, màn múa lân, rồng và nhiều tác phẩm thơ đặc sắc của tác giả trong tỉnh, trong nước, quốc tế; các tiết mục dân ca quan họ, hát ống của Bắc Giang do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang, các câu lạc bộ văn nghệ của huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên biểu diễn.

Cũng trong bài phát biểu, đồng chí Lê Ánh Dương giới thiệu: Bắc Giang là miền đất có bề dày lịch sử văn hóa, địa hình kết hợp giữa vùng đồng bằng với vùng núi cao, tạo nên những cảnh quan núi rừng hấp dẫn như: Khu danh thắng Tây Yên Tử với rừng nguyên sinh Khe Rỗ, suối Nước Vàng, cao nguyên Đồng Cao; Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, dãy núi Nham Biền… Văn hóa Bắc Giang phong phú, đa dạng với 2.237 di tích trải khắp toàn tỉnh, trong đó 711 di tích đã được xếp hạng với 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh tiêu biểu như các Di tích Quốc gia đặc biệt: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế; Di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang… Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với nhiều làng quan họ cổ, ca trù, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm,… cùng nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều làng nghề truyền thống ở Bắc Giang được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay.

{keywords}

Màn trống hội non sông mở đầu lễ khai mạc.

Bắc Giang tự hào là vùng đất từ xa xưa đã là nơi xuất thân của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà, tiêu biểu như Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”; Tiến sĩ Ngô Văn Cảnh; các Trạng nguyên: Đào Sư Tích, Giáp Hải, Đoàn Xuân Lôi. Từ thế kỷ 20 có Nguyễn Khắc Nhu, Tương Phố, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Hoàng Cầm, Đỗ Chu… 

{keywords}

Múa lân rồng tại lễ khai mạc.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, thơ ca Bắc Giang tiếp tục hòa vào dòng chảy thơ ca Việt Nam, thể hiện khí phách, bản lĩnh, lương tâm và khát vọng của dân tộc yêu chuộng hòa bình.

{keywords}

Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc.

Trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 được tổ chức tại Đền Xương Giang, TP Bắc Giang là một trong những hoạt động đặc biệt nằm trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2019 với chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”. Đây là một dấu ấn văn hóa, niềm tự hào của những thi sĩ và người yêu thơ cùng nhân dân địa phương.  

Đồng chí mong rằng, sau sự kiện hôm nay, các nhà văn, nhà thơ, đại biểu trong nước và quốc tế sẽ dành nhiều thời gian đến với Bắc Giang để gặp gỡ, tìm hiểu về con người, về lịch sử, văn hóa, cuộc sống lao động, sản xuất; tham quan những danh lam thắng cảnh; cảm nhận về mảnh đất Bắc Giang, qua đó sẽ có nhiều cảm xúc thăng hoa để khai mở những tác phẩm thi ca mới.

{keywords}

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc.

Phát biểu tại đây, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của Ngày Thơ và địa điểm được chọn tổ chức sự kiện. Đền Xương Giang nằm trong quần thể Khu di tích Chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang) là một địa danh lịch sử tiêu biểu của Bắc Giang và cả nước. Vì vậy Hội Nhà văn Việt Nam chọn nơi đây làm điểm mở đầu cho Ngày Thơ Việt Nam trong toàn quốc, coi Ngày Thơ tại Bắc Giang là một điểm nhấn quan trọng đối với toàn bộ Ngày Thơ trong cả nước. Xương Giang được ví như “Điện Biên Phủ” ở thế kỷ XV của quân dân nhà Lê anh dũng, đánh tan quân Minh, lập chiến công vang dội, giữ gìn nền độc lập của đất nước. 

Ngày nay Bắc Giang đổi mới không ngừng, lại là vùng đất phên dậu của đất nước, sự đóng góp của Bắc Giang có yếu tố lịch sử, văn hóa, yếu tố thời đại kết hợp với nhau. Có mặt tại đây là gần 200 nhà thơ, học giả, dịch giả, nổi tiếng của thế giới và các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước. Vì vậy Ngày Thơ hôm nay là một hình ảnh thu nhỏ của ngày hội thơ ca thế giới, kết hợp các giá trị của dân tộc với giá trị văn hóa nhân loại, đó là sự bổ sung lẫn nhau, giúp cho giới văn học nghệ thuật và nhân dân ta tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để từ đó xây dựng thành công văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tại Ngày Thơ, các đại biểu, đông đảo nhân dân và công chúng được thưởng thức màn trống hội, màn múa lân, rồng và nhiều tác phẩm thơ đặc sắc của các tác giả trong tỉnh, trong nước, quốc tế; các tiết mục dân ca quan họ, hát ống của Bắc Giang do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang và các CLB văn nghệ đến từ hai huyện Lạng Giang, Tân Yên biểu diễn.
Các tác phẩm thơ đều thể hiện cảm xúc thăng hoa của con người, tình yêu thương giữa con người với con người, với thiên nhiên, cuộc sống và quê hương tươi đẹp. Có cả những trăn trở và ý chí đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác; khát vọng tự do và hòa bình, tình đoàn kết quốc tế. Một số tác phẩm thơ tiêu biểu của các nhà thơ Bắc Giang như: “Đi tìm nguyên thủy”- Duy Phi, “Đồng chiều” của nhà thơ Đỗ Vinh hay “Bếp ấm” của tác giả Anh Vũ và tác phẩm của các nhà thơ Đỗ Trung Lai, Nguyễn Bá Chung (Hội Nhà văn Việt Nam); nhà thơ Dinos Siotic (Hy Lạp), Jack Hirsman (Mỹ) và nhiều thi sĩ đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… được trình diễn.
Đến dự Ngày Thơ, đông đảo nhân dân và công chúng yêu thơ đều chung niềm vui, sự hứng khởi xen lẫn tự hào về địa danh Xương Giang lịch sử và truyền thống, di sản văn hóa Bắc Giang. Cô giáo Thân Thị Bạn, giáo viên môn Văn Trường THCS Hoàng Hoa Thám bày tỏ: “Sự kiện rất có ý nghĩa, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương, đất nước. Giúp chúng tôi được tiếp xúc, học hỏi; khích lệ và truyền cảm hứng cho giáo viên và học sinh nhất là những người giảng dạy và các em yêu thích bộ môn Văn trong nhà trường”. Không còn đọc được vì mắt đã kém song cụ Hà Văn Lục, 95 tuổi ở Tổ dân phố Nam Giang, phường Xương Giang đến dự từ rất sớm để được nghe thơ, tự hào trước sự đổi thay to lớn của quê hương.
Lần đầu tiên đến Việt Nam và Bắc Giang tham dự sự kiện, nữ nhà thơ, dịch giả văn học Barbara Pogačnik, 45 tuổi đến từ Slovenia cho biết, thiên nhiên và con người Việt Nam thật đẹp, thân thiện. Chị rất hy vọng sẽ được đến Việt Nam nhiều lần nữa để đi khắp đất nước và mong muốn người dân nơi đây giữ gìn được những văn hóa nét riêng. Đến từ nước Mỹ, nhà thơ Gjeke Marinaj có dịp tìm hiểu về nền văn học, thơ ca; lịch sử hơn 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Dù thời gian ngắn nhưng ông đã có thơ về Việt Nam. 
Có mặt tại Ngày Thơ, nhà văn Võ Thị Xuân Hà, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Sáng tác (Hội Nhà văn Việt Nam) nhìn nhận, ngay đầu năm mới, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức một sự kiện văn hóa lớn như vậy cho thấy sự quan tâm và khai mở của tỉnh đối với văn học - nghệ thuật. Đây sẽ là nguồn năng lượng mới cho văn học - nghệ thuật Bắc Giang. Bà cũng cho rằng Bắc Giang là vùng đất có chiều sâu lịch sử, văn hóa rất cần được “khai phá” cả về lịch sử, văn hóa - nghệ thuật và kinh tế. 
Sau sự kiện này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết Hội sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ tỉnh trong tuyên truyền, nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật, quảng bá về văn hóa, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, kết nạp hội viên của tỉnh cũng như bổ sung cho đội ngũ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; góp phần xây dựng Bắc Giang thành một điểm đến, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật và có sức lan tỏa mạnh về văn hóa

Dưới đây là một số hình ảnh tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17:

{keywords}

Đồng chí Đỗ Đức Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, TP Bắc Giang thăm gian trưng bày của Báo Bắc Giang tại Ngày Thơ.

{keywords}

Nhà thơ Gustavo Pereira (Venezuela) trình diễn thơ.

{keywords}

Nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang trình diễn thơ của cố nhà thơ Duy Phi.

{keywords}

Tiết mục hát quan họ.

{keywords}

Liền chị mời trầu các đại biểu.

{keywords}

Màn hát ống của câu lạc bộ văn nghệ xã Liên Chung (Tân Yên).

{keywords}

Tại Ngày Thơ còn diễn ra nhiều hoạt động trưng bày các sản phẩm đặc trưng của TP Bắc Giang.

Ngày Thơ Việt Nam tại Bắc Giang: Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam từ tinh hoa dân tộc và nhân loại
(BGĐT) - Ngày 19-2 (Rằm tháng Giêng Kỷ Hợi), tại đền Xương Giang (TP Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17.
 
Liên hoan thơ Quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII: Khai mạc “Đêm thơ quốc tế Hạ Long”
Nằm trong khuôn khổ Liên hoan Thơ quốc tế lần thứ III năm 2019 và Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII, tối 18-2, tại Cung Quy hoạch – Hội chợ - Triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra chương trình “Đêm Thơ quốc tế Hạ Long”.
 
Quảng bá và tạo sức hút đối với văn hóa Bắc Giang nhân Ngày Thơ
(BGĐT) - Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 được Hội Nhà văn Việt Nam chọn tổ chức đúng Rằm tháng Giêng tại Đền Xương Giang, TP Bắc Giang. Đây cũng là một trong số các địa điểm diễn ra chuỗi các sự kiện văn hóa do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hưởng ứng Ngày Thơ năm nay. Nhạc sĩ Tuấn Khương, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang đã có những chia sẻ nhân sự kiện văn hóa đặc biệt này. 
 
Chào mừng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII – Nguyên Tiêu Kỷ Hợi 2019: Tản mạn thơ Xuân
(BGĐT)- Thôi chẳng nói xuân ngày xưa trong một số báo Tết ra trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - thời đất nước ta còn chìm đắm trong ách nô lệ thực dân, đế quốc. Chẳng phải vì thời gian đã quá xa mà còn vì thơ hồi đó rất buồn. 
 
Ngày thơ 2019 hướng tới quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới
Điểm nhấn của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi 2019 là các hoạt động thúc đẩy giới thiệu, quảng bá văn học Việt Nam với bạn bè quốc tế.
 

Kim Hiếu - Đỗ Quyên - Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...