Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Thị trường
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bí quyết chọn mua thớt

Cập nhật: 15:02 ngày 25/09/2017
Có rất nhiều loại thớt với kiểu dáng, chất liệu khác nhau trên thị trường. Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể chọn được những loại phù hợp.

{keywords}

Tuy nhiên, dù là loại thớt hay kiểu dáng nào, bạn cũng nên có 2 chiếc thớt trong nhà. Một chiếc thớt để thái đồ ăn sống và một chiếc để thái đồ ăn chín. Với thức ăn sống, bạn nên chọn thớt bằng gỗ nghiến, còn thức ăn chín nên dùng thớt bằng nhựa hay thủy tinh.

Dưới đây là một vài tiêu chí chọn thớt mà bạn nên cân nhắc:

Kích cỡ

Chiếc thớt của nhà bạn nên phù hợp với không gian bếp cũng như bồn rửa. Không nên chọn loại thớt quá to so với bồn rửa vì nó gây khó khăn khi vệ sinh thớt. Hơn nữa, thớt quá to thường rất nặng và khá chiếm diện tích trong những căn bếp không thật rộng rãi.

Bạn có thể chọn một chiếc thớt kích cỡ vừa phải dùng để băm, chặt đồ sống và một chiếc kích cỡ nhỏ, mỏng hơn để thái đồ chín.

Độ dày

Khi bạn cần làm những việc dùng lực mạnh như băm, chặt thì chiếc thớt dày là cần thiết. Nhưng nó thường rất nặng. Với nhu cầu hàng ngày, bạn chỉ nên chọn thớt có độ dày vừa phải và một chiếc mỏng.

Chất liệu

Mỗi một loại chất liệu lại có ưu nhược điểm riêng. 

Thớt gỗ: Thớt gỗ là loại thớt đã được sử dụng trong một thời gian dài và khá thông dụng. Thớt gỗ có màu tự nhiên rất đẹp, lại khá bền. 

Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là sau một thời gian dài sử dụng, nó thường có mùn và bị nứt. 

Thớt tre: Thớt tre là một sản phẩm của nguồn tài nguyên tái tạo. Nó cũng có nhiều ưu điểm như thớt gỗ: Kiểu dáng phong phú, màu sắc tự nhiên, khá bền và dễ dàng khi sử dụng, lại thích hợp cho băm, xắt nhỏ và thái mỏng. Tuy nhiên nó kém bền hơn so với thớt gỗ do đặc tính tự nhiên. 

Thớt nhựa, thớt thủy tinh: Thớt nhựa, thủy tinh nhẹ, không thấm nước, dễ thái thực phẩm, lại có nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú đẹp mắt rất hợp với căn bếp hiện đại. Độ dày của nó lại đáp ứng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thớt mỏng thì linh hoạt, giúp nó dễ dàng băm nhỏ hoặc thái hạt lựu. Thớt dày khó khăn hơn nhưng rất bền.

Tuy nhiên, thớt nhựa, thủy tinh lại khó băm chặt mạnh, khi thái mảnh nhựa, thủy tinh có thể bị văng ra và lẫn vào thực phẩm. 

Loại thớt này còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình ảnh rất đẹp mắt cho phép thể hiện cá tính của riêng bạn. Khi không sử dụng, nó trở thành một phụ kiện trang trí rất thu hút cho nhà bếp. Tuy nhiên, thớt thủy tinh có bề mặt cứng nên dao dễ bị cùn. Thớt dễ vỡ nên nó không thể dùng băm chặt những loại thực phẩm cứng.

Tài chính

Mỗi loại thớt đều có các mức giá khác nhau. Sau khi cân nhắc các yếu tố trên, bạn có thể nghĩ tới túi tiền và tìm được loại phù hợp nhất cho gia đình mình.

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...