Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nguyễn Thị Huyền Trang: Trưởng thành qua mỗi cuộc thi âm nhạc

Cập nhật: 09:09 ngày 05/01/2019
(BGĐT) - Năm 2018, Nguyễn Thị Huyền Trang - sinh viên khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đón nhận nhiều tin vui khi trở thành Á khôi 1 Cuộc thi Tài năng duyên dáng của trường, Huy chương Bạc Liên hoan Nghệ thuật Châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Singapore. Cô sinh viên sinh năm 1997 quê ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) là cựu học sinh Trường THPT Phương Sơn (Lục Nam - Bắc Giang). 

Trang may mắn được sinh ra trong gia đình có ông nội, ông ngoại đều yêu văn nghệ. Thuở nhỏ, mỗi ngày mẹ bận việc thường gửi Trang vào nhà ông ngoại là Dương Khắc Cẩn, nhân viên đội chiếu bóng lưu động của huyện và cũng là hạt nhân tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ trông giúp. Để “dỗ” cháu gái, ông Cẩn lại mang đàn ra gẩy rồi dạy cháu cách cơ bản nhất để lấy hơi, giữ hơi, luyến láy câu hát. Có cả bên nội, ngoại ủng hộ nên tình yêu ca hát ngấm vào máu cô bé từ khi nào.

{keywords}

Nguyễn Thị Huyền Trang.

Theo lời mẹ kể lại thì khoảng 4, 5 tuổi, Trang đã hát trôi chảy, biết nhấn nhá âm điệu trầm bổng những bài “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Chiếc đèn ông sao”, “Đưa cơm cho mẹ đi cày” hay “Đường tàu qua núi”. Nhà ở thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm (Lạng Giang), địa bàn giáp ranh với huyện Lục Nam. Để thuận tiện cho việc đi lại, sau khi tốt nghiệp THCS, Trang vào học Trường THPT Phương Sơn (Lục Nam).

Dù tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, địa phương nhưng cô bé chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai.“Người phát hiện ra khả năng ca hát của em là cô Lan Hương, giảng viên Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Đó là lần em tham gia và giành giải Nhì cuộc thi "Tiếng hát sông Thương” năm 2016. Cô đã động viên em tiếp tục học để phát triển tài năng”, Trang chia sẻ. Tốt nghiệp THPT, Trang thi đỗ vào hệ trung cấp khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sau đó tiếp tục học ở bậc đại học.

Tại đây, ngoài thời gian học, cô sinh viên luôn chú ý sắp xếp thời gian tham gia các chương trình nghệ thuật để rèn luyện bản lĩnh trên sân khấu và có điều kiện trang trải cuộc sống. Trang khoe, thời gian đầu bố mẹ vẫn phải chu cấp tiền ăn, học nhưng khi đã quen với môi trường mới, em cố gắng học tập tốt để giành học bổng và đi làm thêm để bớt gánh nặng cho gia đình. 

Một số thành tích tiêu biểu:

Giải Nhất cá nhân Cuộc thi Giai điệu tuổi hồng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (năm 2015); giải Nhì Tiếng hát sông Thương (năm 2016); Á khôi 1 Cuộc thi Tài năng duyên dáng Học viện Âm nhạc Quốc gia; Huy chương Bạc Liên hoan Nghệ thuật Châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Singapore (năm 2018).

Tháng 5-2018, bạn bè động viên Trang tham gia cuộc thi tìm kiếm "Tài năng duyên dáng" do Học viện tổ chức. Sở hữu gương mặt thanh tú, nụ cười tươi luôn thường trực trên môi, chiều cao lý tưởng (1m69) và kiến thức chuyên môn khá chắc, Trang đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh giành vị trí Á khôi 1.

Chưa dừng lại ở đó, tháng 6 em tham gia Liên hoan nghệ thuật châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Singapore. Theo Trang, đây là sân chơi khu vực hội tụ rất nhiều thí sinh tài năng các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines nên trước khi thi em chỉ nghĩ đây là cơ hội để học hỏi. Dù thử sức ở thể loại Opera - không phải là sở trường nhưng với nỗ lực của mình, Trang đã giành Huy chương Bạc, góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với bạn bè các nước.

Được biết, với năng khiếu sẵn có, Trang cũng từng tham gia dẫn chương trình nhiều sự kiện lớn ở tỉnh như: Ngày hội “Mỗi làng một sản phẩm” do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức; đêm nhạc từ thiện “Nối vòng tay nhân ái” do Huyện đoàn và Hội Thiện tâm Lục Nam tổ chức. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ở vùng cao, làng trẻ em khuyết tật...

Khép lại năm 2018 với những thành công nhất định song với Nguyễn Thị Huyền Trang, thành công bước đầu này có được ngoài nỗ lực của bản thân còn có công lao to lớn của gia đình, thầy cô dìu dắt, cổ vũ động viên. Trước mắt Trang xác định vẫn tập trung trau dồi kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ để phấn đấu trở thành giảng viên, truyền cảm hứng âm nhạc cho các bạn trẻ như em đã từng được người thân trong gia đình và thầy cô, bạn bè tiếp sức.

Lúc nào tôi cũng hướng về quê hương
(BGĐT) - Rời ngôi nhà luôn rộn rã tiếng cười ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), suốt chặng đường về, tôi cứ miên man nghĩ về câu nói của bà Phạm Thị Bàng: Dù cuộc sống có gian khó hay khá giả, thì trái tim tôi vẫn đau đáu hướng về quê hương Bắc Giang. Quê hương chính là động lực thôi thúc tôi vươn lên trong cuộc sống.
 
Giáo sư Trường Đại học Ulsan (Hàn Quốc) Nguyễn Bá Hưng: Mạnh mẽ hơn khi đối mặt thử thách
Gặp lại Nguyễn Bá Hưng (SN 1986) sau nhiều năm ra trường, tôi thực sự bất ngờ trước phong thái chững chạc của bạn. Bảo vệ luận án thạc sĩ năm 24 tuổi, nhận bằng tiến sĩ năm 29 tuổi và một năm sau đó Hưng được phong Giáo sư nghiên cứu khoa học tại Phòng thí nghiệm hệ thống động lực thông minh, Trường Đại học Ulsan (Hàn Quốc)... là những thành tích nổi bật của chàng trai trẻ quê Bắc Giang. 
 
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quang Thuấn: Ở đâu cũng cần làm hết trách nhiệm, lương tâm của người thầy
(BGĐT) - 39 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, điều mà Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quang Thuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Nguyên cảm thấy hạnh phúc nhất là học trò thành đạt, trở thành những người có ích cho xã hội.
 
Nguyễn Thị Hoa giành giải Nhất Hội thi phụ nữ Hiệp Hòa tài năng - duyên dáng
(BGĐT) - Tối 29-9, tại thị trấn Thắng diễn ra đêm chung kết hội thi “Phụ nữ Hiệp Hòa Tài năng- Duyên dáng” trong sự cổ vũ của đông đảo khán giả trong và ngoài huyện.
 
Bí thư Đảng ủy phường Thọ Xương Thân Thị Thu Thủy: Cho đi là còn mãi
(BGĐT) - Ngoài làm tròn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, nhiều năm qua chị tích cực tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo, trong đó trở thành người phụ nữ có số lần hiến máu tình nguyện cao nhất tỉnh Bắc Giang. Gần đây, chị còn là cán bộ đầu tiên ở thành phố đăng ký hiến tặng mô, tạng. Đó chính là Bí thư Đảng ủy phường Thọ Xương, TP Bắc Giang Thân Thị Thu Thủy.
 
Anh Nguyễn Thế Dương, xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa): Nối nhịp bờ vui
(BGĐT) - 40 tuổi, anh Nguyễn Thế Dương ở thôn Đại Thắng, xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) cùng gia đình gây dựng cơ ngơi bạc tỷ với nghề sản xuất, kinh doanh rau cần và cá giống. Nhưng mong muốn của anh không chỉ là làm giàu cho mình mà phải làm sao để làng nghề ngày càng bền vững, thịnh vượng. Và như vậy, cần có một cây cầu bắc qua kênh đào, một con đường tốt nối cầu với quốc lộ 37.
 
Nghị lực của chàng trai 9x trên quê mới Đạ Tẻh
(BGĐT) - Bố mất khi mới 13 tuổi, sau đó 10 năm, mẹ lâm trọng bệnh rồi qua đời. Nhà có hai anh em, mỗi người chọn một hướng để lập nghiệp. Trong khi người em đi làm công nhân ở khu công nghiệp thì Vũ Chí Hiệp chọn bám trụ mảnh đất cha mẹ để lại ở xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để làm kinh tế. 
 

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...