Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

TP Bắc Giang >> Nhịp sống đô thị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

UBND phường Dĩnh Kế yêu cầu người dân thực hiện quy trình sản xuất mỳ an toàn

Cập nhật: 20:10 ngày 06/06/2018
(BGĐT) - Sau khi Báo Bắc Giang đăng bài phản ánh “Nguy cơ mất an toàn thực phẩm Mỳ Kế” trên chuyên mục Dịch vụ - Thị trường (báo điện tử cập nhật lúc 14 giờ ngày 24-5-2018), UBND TP Bắc Giang đã có Công văn số 1232/UBND-KT ngày 25-5-2018 gửi UBND phường Dĩnh Kế về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất Mỳ Kế.
{keywords}

Người dân Tổ dân phố Phú Mỹ 2 phơi mỳ ở đoạn đường vắng.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Hồng Vinh, Chủ tịch UBND phường cho biết, ngày 28-5, UBND phường đã tổ chức hội nghị để xác minh, làm rõ nội dung báo nêu. Thành phần dự hội nghị gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội phường; ông Giáp Đông Phong - Giám đốc HTX sản xuất Mỳ gạo, ông Nguyễn Văn Chúc - Tổ trưởng Tổ dân phố Phú Mỹ, bà Nguyễn Thị Dung - Tổ trưởng Tổ dân phố Phú Mỹ 2, ông Giáp Văn Phương và đại diện một số hộ dân sản xuất mỳ thuộc Tổ dân phố Phú Mỹ và Phú Mỹ 2; cán bộ UBND phường Dĩnh Kế phụ trách lĩnh vực công thương. Sau hội nghị, UBND phường đã có báo cáo gửi UBND TP và Báo Bắc Giang.

Qua tìm hiểu, đánh giá thực tế, UBND phường xác định có việc người dân sử dụng các biện pháp trừ cỏ dại ở khu vực được phóng viên chụp hình. Khu vực này vốn trước đây là bãi phơi mỳ của hộ ông Phương nhưng hiện tại đã được cải tạo, phát quang, trừ cỏ dại với mục đích để trồng cây và không sử dụng để phơi mỳ nữa. 

Ông Phương cho biết, gia đình có kế hoạch nghỉ làm mỳ gạo chuyển sang bán hàng ăn uống nên đã phun thuốc trừ cỏ từ trước hôm rằm tháng Ba (tức là khoảng trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5). Ông Phương sử dụng loại thuốc trừ cỏ chậm Glyphosate.

Sau đó, gia đình ông và người dân quanh khu vực không phơi mỳ, thậm chí không tiếp cận khu vực này. Tính đến thời điểm báo đăng bài thì việc phun thuốc trừ cỏ của ông Phương đã diễn ra được 28 ngày.

Qua trao đổi với chuyên gia lĩnh vực khuyến nông được biết trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ, diệt cỏ và tác hại của các loại hóa chất này cũng khác nhau. Với tất cả các loại thuốc diệt cỏ cần cách ly trong thời gian ít nhất 10 ngày kể từ thời điểm phun thuốc, sau đó người dân mới có thể tiếp cận và sử dụng đất để trồng cây bình thường.

{keywords}

Bãi đất trống ở Tổ dân phố Phú Mỹ nơi người dân phơi mỳ hằng ngày. Ảnh chụp chiều ngày 6-6-2018

Ngoài ra, sản phẩm thuốc Glyphosate được đánh giá có tính bay hơi yếu, có liên kết chặt chẽ với đất, dễ bị phân hủy sinh học theo thời gian và không tích lũy sinh học. Khi người dùng không may ăn phải, thuốc diệt cỏ Glyphosate không bị chuyển hóa trong cơ thể và nhanh chóng bị bài tiết ra ngoài. Thời gian hoạt động của thuốc làm cháy cỏ chậm là từ 7-10 ngày, sau thời điểm này là đủ điều kiện để sử dụng mặt bằng và tiếp cận khu vực theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Đối chiếu sự việc thấy rằng những thông tin ông Phương cung cấp là có cơ sở, đó là vào thời điểm phóng viên đến chụp ảnh thì bãi cỏ đã cháy vàng từ lâu nên khẳng định không có việc ông Phương mới phun thuốc hôm trước hôm sau người dân phơi mỳ. 

Với độc tính của thuốc diệt cỏ mạnh (khi vừa mới phun) nếu những người dân đem mỳ ra phơi ở khu vực này thì chính họ ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí phải nhập viện, nhưng thời gian gần đây tại địa bàn chưa hề xảy ra trường hợp nhập viện cấp cứu bất thường nào, người dân vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường.

Về hiện tượng Báo Bắc Giang đưa “khoảng 7 giờ 30 phút sáng 23-5, khi phóng viên đến đây (khu vực bãi đất cỏ cháy của ông Phương), nhiều chỗ trên khu đất này đã được người dân phơi mỳ kín bên trên”. Thực tế ở thời điểm ấy là sau những ngày liên tục mưa giông, sấm chớp và lịch cắt điện luân phiên nên ngay khi thời tiết quang tạnh, bà con làng nghề khoảng hơn 100 hộ làm mỳ ồ ạt đem những giàng mỳ ra phơi để kịp mẻ hàng. Lúc này khu vực cỏ cháy của hộ ông Phương, tính từ thời điểm phun thuốc cũng đã được hơn 3 tuần nên hoàn toàn đủ điều kiện an toàn cho người dân tiếp cận và không ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm khi phơi mỳ ở trên vùng đất này.

Mỳ gạo Dĩnh Kế vốn là sản phẩm được ưa chuộng, nổi tiếng đã lâu, đem lại việc làm và nguồn thu nhập chính cho người dân làng nghề, đặc biệt là các hộ thuộc tổ dân phố Phú Mỹ, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3. Để giữ vững uy tín đối với người tiêu dùng, tại hội nghị, đại diện lãnh đạo phường đã chỉ đạo HTX sản xuất Mỳ gạo, các tổ trưởng tổ dân phố, các hộ sản xuất mỳ và nhân dân trên địa bàn phường tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, không sử dụng các chất phụ gia, các chất tẩy cấm sử dụng trong quá trình sản xuất mỳ gạo.

Tùng Lâm

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...