Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Photo
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những hiện vật, tài liệu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Cập nhật: 20:55 ngày 14/12/2017
Hơn 300 hiện vật, tài liệu được trưng bày tại triển lãm “Đánh thắng B52” khai mạc mới đây (mở cửa hết tháng 1-2018) tại Bảo tàng Phòng không - Không quân nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tái hiện lại lịch sử 12 ngày đêm chiến đấu ngoan cường đáp trả cuộc tập kích ném bom Hà Nội vào cuối tháng 12-1972. Chúng tôi xin giới thiệu một số hiện vật, tài liệu làm nên chiến thắng này.
{keywords}
Trong hơn 300 hiện vật lần đầu tiên được công bố, cuốn sách bìa đỏ "Cách đánh B52" được in tháng 10-1972 của Bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam là một tài liệu quan trọng.
{keywords}
Tên lửa không đối không hồng ngoại (tên lửa K13) được trang bị trên máy bay tiêm kích MiG-2.
{keywords}
Sơ đồ trận đánh đêm 18-12-1972 ở khu vực Hà Nội được vẽ một cách chi tiết để khách tham quan có thể hình dung được quy mô của trận đánh.
{keywords}
Đài RA-ĐA TT35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45, Trung đoàn 291, đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa tạo điều kiện cho cao xạ, tên lửa, máy bay của ta đánh địch kịp thời. Đặc biệt ngày 18-12-1972 đài RA-ĐA TT35 đã phát hiện tốp B52 đầu tiên vào Hà Nội thông báo kịp thời cho Trung tâm góp phần làm nên chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không.
{keywords}
Máy bay tiêm kích MIG-21 F96 mang số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân lái đã bắn hạ siêu pháo đài bay B52 trên vùng trời Hòa Bình.
{keywords}
 Một phần máy bay tiêm kích MiG-21 bắn rơi B52 đêm 27-11-1972 cũng được trưng bày tại triển lãm lần này.
{keywords}
 Bệ phóng tên lửa do Liên Xô sản xuất thuộc Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 đã bắn tan xác chiếc B52 đầu tiên vào đêm 18-12-1972 trên bầu trời Hà Nội.
{keywords}

Mô hình sa bàn 3D tái hiện diễn biến 12 ngày đêm bộ đội phòng không - không quân chiến đấu bảo vệ Hà Nội khi Mỹ mở chiến dịch Linebacker II - chiến dịch quan trọng nhất trong việc tìm lối thoát cho cuộc chiến ở Việt Nam.

{keywords}
Nhiều hiện vật lần đầu tiên được công bố. Đặc biệt là bức thư của phi công Vũ Xuân Thiều gửi gia đình trước ngày ông hy sinh khi dùng máy bay MiG-21 lao thẳng vào B52 trong trận không chiến 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.
{keywords}
Triển lãm thu hút đông đảo nhân dân tới tham quan.
{keywords}
Nhiều bạn nhỏ đến khám phá và tìm hiểu về trận đánh lịch sử 12 ngày đêm chiến đấu ngoan cường đáp trả cuộc tập kích ném bom Hà Nội vào cuối tháng 12-1972.
Huy Nam-Minh Tiến (tổng hợp)
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...