Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đừng để thiếu hàng, “sốt” giá

Cập nhật: 08:45 ngày 29/11/2021
(BGĐT) - Như thường lệ vào những tháng cuối năm, đặc biệt là thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ rầm rộ đưa hàng hóa ra thị trường. Dịp này, giá cả có thể sẽ tăng, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Để bảo đảm không thiếu hàng hóa, không xảy ra tình trạng “sốt” giá dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, Bộ Công Thương vừa yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, TP theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn. Ngay sau đó, Tổng cục Quản lý thị trường cũng ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán tới.

Theo đó, các đơn vị phải có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh và Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường, hỗ trợ, kết nối DN sản xuất, phân phối hàng thiết yếu với các tổ chức tín dụng để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tập trung vào loại hàng hóa gồm: Bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19… không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, làm lành mạnh thị trường phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Thực tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tổ chức, cá nhân đã từng bước thích ứng, chuyển dần hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng… vi phạm pháp luật. 

Trong khi đó việc ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm kinh doanh trên mạng rất khó do không có địa điểm cố định, hàng hóa thường được chia lẻ, tập kết ở nhà trọ, nhà ở hoặc thuê địa điểm xa chứa hàng nên việc điều tra, xác minh và kiểm tra nơi cất giấu tang vật rất khó khăn. Có trường hợp kinh doanh trực tuyến dù hoạt động mua bán sôi động nhưng thực tế lại không có hàng hóa, chỉ khi có khách đặt hàng thì mới mua về giao hoặc mang từ nơi khác đến. Hơn nữa, các giao dịch này đều không có hóa đơn, chứng từ nên rất khó để lực lượng chức năng xử lý.

Kinh nghiệm trong công tác bình ổn thị trường, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm những năm qua cho thấy, ngành Công Thương, các DN sản xuất, cung ứng hàng hóa chủ động nắm bắt nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, có phương án chuẩn bị nguồn hàng, nhất là mặt hàng thiết yếu và thiết bị phòng, chống dịch Covid-19, không để xảy ra khan hiếm. Tổ chức phân phối hàng hóa rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và đặc biệt quan tâm đến khu vực nông thôn, miền núi. Khuyến khích các DN đa dạng hình thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới, tổ chức các điểm bán hàng tự chọn, bán hàng một giá, quà đóng túi sẵn… và tổ chức bán hàng lưu động đến các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp.

Các ngành chức năng tăng cường phối hợp kiểm tra việc sản xuất, chứa trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa, nhất là trên môi trường mạng. Xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh hàng cấm, nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức và không niêm yết giá. Nhiều ý kiến cho rằng, mỗi khách hàng hãy là “người tiêu dùng thông thái” khi mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn ở những địa chỉ tin cậy sẽ góp phần làm lành mạnh thị trường.

Bảo Khánh
Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản
(BGĐT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN), thương nhân đã ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với số lượng lớn, giá bán ổn định, nhất là cam, bưởi Lục Ngạn.
Nhiều mặt hàng gia dụng trên thị trường Bắc Giang tăng giá
(BGĐT) – Những ngày gần đây, nhiều mặt hàng gia dụng tăng giá, dao động từ 10-20%, một số đầu mối cung cấp ở Bắc Giang phản ánh hàng khan bất thường.
Yên Thế: Thận trọng tái đàn gia cầm phục vụ thị trường cuối năm
(BGĐT) – Những tháng cuối năm, UBND huyện Yên Thế chỉ đạo ngành nông nghiệp và các xã, thị trấn quan tâm kiểm soát tình hình chăn nuôi gia cầm, nhất là đối với gà đồi; định hướng chung là giữ ổn định quy mô tổng đàn, không tái đàn ồ ạt. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...