Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khen cũng băn khoăn

Cập nhật: 08:29 ngày 18/03/2021
Theo Thông tư 01/2021 mới đây của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 10/3/2021, các cặp vợ chồng sinh hai con một bề (toàn trai hoặc toàn gái) cam kết không sinh thêm con, tùy từng địa phương, có thể được khen thưởng. Đây là một trong các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, hình thức khen này có gì vẫn băn khoăn.

Hiểu theo Thông tư là tùy tình hình thực tế địa phương, những cặp vợ chồng sinh hai con một bề có thể được khen. Hình thức khuyến khích ở đây là tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt; miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh, hỗ trợ sữa học đường và các nội dung, hình thức phù hợp khác.

Mục đích của chính sách khuyến khích này làm giảm tình trạng sinh con thứ 3 và cân bằng nam/nữ. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 của Việt Nam là cứ 100 bé gái chào đời thì có 111,5 bé trai, được đánh giá mất cân bằng ở mức rất cao. Nếu mức độ mất cân bằng vẫn cao như này thì tới năm 2034, Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi.

Nhiều giải pháp được đề ra để duy trì mức sinh thay thế, trong đó hình thức mới nhất là khen thưởng, nếu địa phương áp dụng. Thực tế khi các cặp vợ chồng sinh hai con một bề, là trai hay gái đã là sự thuận theo tự nhiên, không có thành tích gì, “bỗng dưng” được ưu tiên, xem ra không thuận lắm.

Trong khi nguyên nhân sâu xa của việc mất cân bằng giới tính xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu có con trai tác động tới việc sinh thêm con của các cặp vợ chồng. Từ tư tưởng trọng nam và áp lực giảm sinh khiến nhiều cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp lựa chọn giới tính khi sinh, nhất là ở những gia đình có điều kiện và học vấn cao, chỉ thích sinh con trai…

Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, có lẽ nếu khen thưởng ở các gia đình đã “cố tình” sinh thêm con, lựa chọn giới tính thai nhi thì chưa đủ thuyết phục; chưa kể, đó là các gia đình khá giả. Hơn nữa, việc khen thưởng các gia đình sinh hai con gái như một vài tỉnh đã làm vô hình trung tạo cảm giác phân biệt về giới và hẳn các gia đình được nhận chưa chắc đã vui, đã phấn khởi trước sự khen thưởng này.

Vẫn cần một chế tài mạnh để ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi. Và hơn hết, cần thay đổi quan niệm, nhận thức về giá trị của mỗi con người, rằng người đó làm được gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho gia đình và bản thân, chứ không phải người đó là nam hay nữ. 

Hương Thu

Tháng Nhân đạo 2021 có chủ đề "Vì một cộng đồng an toàn"
Ngày 17/3, theo thông tin từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2021 là năm đầu tiên Tháng Nhân đạo được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai chính thức trong toàn hệ thống Hội sau 3 năm triển khai thí điểm (2018-2020). Năm nay, Tháng Nhân đạo có chủ đề "Vì một cộng đồng an toàn".
Quyết liệt kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
(BGĐT) - Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề “nóng” đối với công tác dân số cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng. Đây là mối quan tâm của toàn xã hội, dự báo những hệ lụy tác động tiêu cực đến đời sống trong tương lai.
Bắc Giang: Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức báo động
(BGĐT) - Ngày 29/10, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh cho đồng bào công giáo tỉnh Bắc Giang.
Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
(BGĐT) - Hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, ngày 28/9, tại TP Bắc Giang, ngành y tế sẽ tổ chức phát động chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh trên phạm vi toàn tỉnh. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...