Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đẩy mạnh liên kết "4 nhà"

Cập nhật: 07:02 ngày 07/01/2021
(BGĐT) - Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu vừa “xông đất” vùng trọng điểm cây ăn quả Lục Ngạn (Bắc Giang). Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh vấn đề phát triển cây ăn quả nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung đòi hỏi phải liên kết chặt chẽ “4 nhà”.

Liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Thực tế cho thấy, tiêu thụ nông sản vẫn là vấn đề khó khăn nhất của người nông dân. Về phía Nhà nước, việc đầu tư các chính sách cho nông nghiệp thì tương đối tốt nhưng thực tế thực hiện chủ trương, chính sách phù hợp với người nông dân vẫn còn nhiều vướng mắc. Bởi vậy, mối liên kết "4 nhà" thời gian qua đã làm nhưng chưa thực sự chặt chẽ và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng.

Cũng về tiêu thụ nông sản nhưng trong một diễn biến khác, tại hội thảo "Chuyển đổi số và liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp" được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2020 tại Đồng Tháp mới đây, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty cổ phần BAGICO cho biết, nông sản do người dân Việt Nam trồng đến tay người tiêu dùng Trung Quốc phải qua hơn 10 khâu trung gian.

Các khâu trung gian theo thứ tự là: Nông dân, cò, thương lái, đại lý thu mua, nhà máy (hoặc công ty xuất nhập khẩu), môi giới (buôn trung gian), buôn chuyến, chợ đầu mối biên giới Việt Nam, chợ đầu mối biên giới Trung Quốc, buôn nội địa Trung Quốc, chợ đầu mối nội địa Trung Quốc, các quầy chợ lẻ ở Trung Quốc (hoặc siêu thị, trung tâm thương mại), người tiêu dùng Trung Quốc.

Bà Thực cho rằng, do nhiều khâu trung gian nên rủi ro cuối cùng sẽ đẩy đến người nông dân, bởi mỗi khâu trung gian sẽ tính lợi nhuận theo phương pháp mà dồn bao nhiêu khó khăn, rủi ro cuối cùng về cho người nông dân.

Để khắc phục tình trạng trên, bà Thực đề xuất, phải thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp (phải bắt đầu từ người dân). Theo đó, phải số hóa từng nông dân, từng mét đất, tức là người dân phải sử dụng những công cụ hỗ trợ đơn giản và dễ hiểu nhất thông qua điện thoại. Ngoài ra, các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ phải liên kết theo chuỗi...

Trở lại chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Bắc Giang thấy rằng trình độ canh tác của bà con Lục Ngạn như một “nghệ nhân” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng rõ ràng khâu chuyển đổi số để hỗ trợ các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ liên kết theo chuỗi còn nhiều hạn chế.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xử lý, đồng thời có giải pháp quản lý, kiểm tra, giám sát, giảm thiểu khâu trung gian nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản.

Từ thị sát của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Bắc Giang; ý kiến phản ánh thẳng thắn, cởi mở của nông dân, doanh nghiệp và sự chỉ đạo ngay tức thì của người đứng đầu Chính phủ cho thấy điều đáng mừng là mối liên kết “4 nhà” đã nâng lên một bước ngay từ những ngày đầu năm 2021 này. 

Trần Anh

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Bắc Giang cần tiếp tục phát triển cây ăn quả theo cấu trúc 3 trục sản phẩm
(BGĐT)-Đó là ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khi dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT thăm vùng cây ăn quả Lục Ngạn (Bắc Giang) ngày 3/1. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Lục Ngạn.
Lục Ngạn - vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia
(BGĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi, người dân nỗ lực lao động, vùng đất Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã cho nhiều loại trái cây thơm ngon nức tiếng, đưa nơi đây thành “tập đoàn” cây ăn quả (CAQ) của địa phương. Trên cơ sở lợi thế đó, Lục Ngạn đang từng bước xây dựng vùng CAQ trọng điểm quốc gia.
Hiệu quả từ dự án phát triển giống cây ăn quả mới ở Tân Yên
(BGĐT) - Sau ba năm thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ và khoa học công nghệ vào sản xuất một số loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Tân Yên (Bắc Giang), đến nay, việc phát triển và nhân rộng cây ổi giống OĐL1 đã  và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...