Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quản lý người ăn xin

Cập nhật: 07:48 ngày 11/09/2020
(BGĐT) - Đã có một thời gian, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) vắng bóng người lang thang xin ăn. Tuy nhiên gần đây, ở các hàng quán ăn uống hay ngã ba, ngã tư, trong chợ, tình trạng này lại tái diễn. Không cho thì bị chèo kéo, làm phiền, cho thì không biết ăn xin thật hay giả.

Nhiều người bảo, “bỗng dưng” TP mình dạo này nhiều người ăn xin thế! Đi chợ ngày nào cũng có vài ba người ngả mũ ra xin; mà không ít người khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Họ sán lại xin, không cho thì đi theo, đến khi cho mới thôi. Cá biệt, có người cho một, hai nghìn không lấy; xin rõ “cho tôi 5 nghìn”, khiến rất bực mà không biết phải làm gì.

Có một nhóm ăn xin khác là người tàn tật lăn lê bò toài lê lết khắp đường, người khiếm thị hát rong, người lớn khèo chân tay địu trẻ nhỏ… để lấy sự thương hại của người khác.

Có nhóm nữa là mang theo giá đựng bút, tăm bông, bật lửa… mời chào người mua. Nếu không muốn mua (vì nhiều thứ kém chất lượng, không dùng được) mà không muốn bị làm phiền, nhiều người để vào giỏ của họ vài ba nghìn đồng. Tất nhiên, người bán cũng không từ chối.

Tâm lý chung của người đi chợ hay ngồi hàng quán gặp người ăn xin là rất ngại. Nếu không cho thì e người xung quanh nhìn ngó, đánh giá không nhân văn, không có tình thương người. Còn cho thì nhiều câu chuyện về ăn xin giả khiến họ hoài nghi.

Trên thực tế, các bà các cô ở chợ vì đã “nhẵn mặt” nhóm người ăn xin này nên họ bảo “thu nhập” của nhóm người lang thang không nhỏ. Trưa đến là họ sà vào quán, gọi bia, ăn nhậu tưng bừng. Nhóm khác tưởng là tàn tật nhưng không phải. Xin xong, hết quãng đường là “bỗng dưng” lành lặn, chân tay hết khòng khoèo, chạy con cón lên xe máy của những kẻ “chăn dắt” ăn xin chuyên nghiệp.

Đã có thời gian TP Hà Nội, Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khuyến cáo người dân không cho tiền người ăn xin. Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa thật khả thi. Nếu ăn xin biến tướng, lợi dụng trẻ nhỏ, người tàn tật thì không cho đã đành nhưng có bao nhiêu người trong số đó là nghèo khổ, khó khăn thật sự mà lỡ vì thế mà chúng ta bỏ qua, không giúp họ.

Quan điểm của nhiều người là TP văn minh không nên để người lang thang, tâm thần, tàn tật ăn xin ngoài đường. Muốn vậy phải có biện pháp phân loại, quản lý người yếu thế trong xã hội, đưa họ vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Đặc biệt, phải giải quyết tận gốc đường dây “chăn dắt” người ăn xin để tránh lòng tốt bị lợi dụng.

Bắt giam mẹ và cậu chăn dắt 5 con cháu ruột đi ăn xin
Gái là mẹ ruột nhưng chăn dắt 5 người con từ 2-10 tuổi làm nghề ăn xin. Còn Bé là cậu còn quan hệ tình dục khiến cháu ruột mang thai.
Gia đình lý giải việc cụ ông ăn xin có 12 chứng minh thư, căn cước công dân
Công an TP Hồ Chí Minh đang báo cáo Bộ Công an về vụ việc một cụ ông ở quận Tân Bình có 5 chứng minh nhân dân và 7 thẻ căn cước công dân.
Triệu tập cô gái phao tin ăn xin mặt đen để câu like trên facebook
Để câu like trên mạng xã hội, một cô gái ở Kon Tum đã đăng tải nội dung một người ăn xin mặt đen xuất hiện ở địa bàn. Thông tin ngay sau đó gây hoang mang dư luận.
Công an khuyến cáo người dân về nhóm ăn xin mặt bôi đen
Trong những ngày vừa qua, trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội xuất hiện nhóm ăn xin mặt bôi đen với những biểu hiện kỳ quặc.
Thanh niên giả tàn tật ăn xin bị cô gái lật tẩy
Người đàn ông lê lết xin tiền trên phố vô tình bị lộ ra phần chân lành lặn sau khi bị người đẹp bóc mẽ.
Người đẹp tung đòn bóc mẽ gã đàn ông giả mù ăn xin
Chỉ với một chiêu thức cực kỳ đơn giản, thiếu nữ cao tay đã vạch trần chiêu lừa đảo của gã ăn xin mù rởm.
Lễ hội đền Hùng 2018: Cam kết không còn “chặt chém”, ăn xin
Ngoài việc thực hiện chương trình chính diễn ra trong 5 ngày, Ban tổ chức lễ hội đền Hùng cam kết thực hiện "5 không".

Hồng Tâm 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...