Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đừng biến mình thành nạn nhân

Cập nhật: 17:53 ngày 22/05/2020
(BGĐT) - Không ít vụ chủ hụi (hay còn gọi là họ, phường…) ôm tiền bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đối tượng huy động vốn tuyên bố vỡ nợ…đã xảy ra. Thế nhưng, nhiều người vẫn không lấy đó làm bài học, tiếp tục tự biến mình thành nạn nhân chỉ vì tham lãi suất cao. 

Những ngày qua, vụ đối tượng Võ Oanh Lệ Hằng, sinh năm 1978, ngụ ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai)-chủ hụi bỏ trốn, cắt liên lạc thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Lý do là nạn nhân của vụ giật hụi này là hàng trăm công nhân đang làm việc cùng Hằng tại một doanh nghiệp ở khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Được biết, hàng tháng sau khi lĩnh lương những công nhân này đều đặn trích ra một khoản đóng vào hai dây hụi do Hằng đứng ra làm chủ. Với hy vọng khi đến lượt lấy hụi có một khoản tiền để chi tiêu hay lo cho con ăn học sau này. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 vừa qua, chủ hụi đã "biệtt vô âm tín". Theo phản ánh, người ít đã đóng vào đây vài triệu, người nhiều cả trăm triệu đồng.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đây cũng xảy ra vụ vỡ nợ liên quan tới việc huy động vốn lấy tiền cho vay đáo hạn ngân hàng. Đối tượng P.V.H ở huyện Lạng Giang tự giới thiệu mình có mối quan hệ với lãnh đạo nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh nên huy động vốn để làm dịch vụ đảo sổ (đáo hạn) ngân hàng với lãi suất cao. Tin là thật, một số người dân ở xã Mỹ Thái và Mỹ Hà (Lạng Giang) đã cho H. vay hàng chục tỷ đồng mà không có tài sản bảo đảm. Ban đầu, H, trả lãi sòng phẳng nhưng một thời gian sau bắt đầu khất lần rồi không trả. Nhiều chủ nợ của H có nguy cơ mất trắng số tiền cho vay. 

Năm trước, hơn 30 người dân ở phường Đa Mai (TP Bắc Giang) đã làm đơn tố cáo một đối tượng ở đây chiếm đoạt tài sản (tiền) của họ. Số tiền đối tượng này chiếm đoạt khoảng 8 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đóng phường, họ và cho vay cá nhân. Đỉnh điểm của vụ việc này là tối 9/5, một người dân đã bức xúc mang quan tài để ở cửa nhà đối tượng này. Sau đó, nhiều người chung hoàn cảnh cũng lên tiếng nên thu hút người dân hiếu kỳ đến xem dẫn đến tụ tập đông người. Đám đông chỉ được giải tán sau khi có sự can thiệp của lực lượng công an. 

Người Việt Nam vốn tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày nên không ít người có tiền nhàn rỗi. Làm cho số tiền này sinh lời là mong muốn chung của họ. Do gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất không được cao nên một số người chọn chơi hụi hoặc cho đối tượng huy động vốn vay với hy vọng đồng vốn sinh sôi nhanh. Thế nhưng, kết quả đôi khi lại ngược lại. Nhiều người đã mất cả gốc lẫn lãi khi chủ hụi, đối tượng đứng ra huy động vốn bỏ trốn hoặc tuyên bố vỡ nợ, thậm chí trở thành con nợ khi không chỉ cho vay bằng tiền của mình mà còn huy động vốn của bạn bè, người thân cho những đối tượng này vay lại ăn chênh lệch lãi suất. Thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo này không hề mới. Ban đầu để người cho vay tiền tin tưởng, những đối tượng này trả lãi sòng phẳng, thậm chí là cắt trước lãi khi nhận tiền, nếu ai muốn rút gốc cũng sẽ được đáp ứng ngay. Được một thời gian sẽ viện nhiều lý do để khất lần trả nợ, rồi tuyên bố vỡ nợ hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú... 

Thành ngữ có câu: “Tham thì thâm” ý muốn chê trách người tham lam, hám lợi sẽ dễ bị lừa gạt. Có lẽ nếu không vì tham lãi suất cao cấp đôi, gấp 3-4 lần lãi suất ngân hàng chắc chắn sẽ chẳng có ai bị lừa. Những đối tượng lừa đảo sẽ phải trả giá đắt trước pháp luật nhưng những người là nạn nhân nhiều khi cũng sống dở, chết dở, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần. Bởi vậy, những vụ việc nêu trên tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, đừng tham lãi suất cao mà gửi tiền vào nơi không an toàn bởi rất dễ trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo.

“Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”
Đây là chương trình do Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch phát động từ ngày 1/6 đến hết năm 2020 nhằm sớm phục hồi ngành du lịch sau quãng nghỉ dài bởi dịch bệnh Covid-19. Nhiều địa phương, doanh nghiệp lữ hành ngay lập tức đã đưa ra các gói kích cầu, giảm giá với mục tiêu lấy thị trường nội địa làm trọng tâm.
Tử tế bao nhiêu vẫn không thừa
(BGĐT) - Bệnh nhân 91 phi công người Anh hiện là ca bệnh nặng nhất trong số các ca bệnh mắc Covid-19 ở Việt Nam đến thời điểm này. Khi bệnh nhân nguy kịch chỉ định ghép phổi mới có thể qua khỏi, đã có 70 người tình nguyện hiến tặng một phần phổi của mình. Nói như bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc- Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia thì đó là những câu chuyện kỳ lạ mà có thật, tử tế bao nhiêu cũng không thừa.
Lưng thẳng, lưng gù... lưng nào khuyết tật (!?)
(BGĐT) - Dư luận đang hướng về phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ tại Hòa Bình. 
Khai thác kiểu tận thu, tận diệt
(BGĐT) - Hiện tượng nhiều người dân đổ xô lên rừng đào cây sim mang về ươm để bán làm cây cảnh chưa rõ hiệu quả kinh tế ra sao, nhưng tình trạng khai thác kiểu tận thu, tận diệt cây sim cũng như các loại cây, con tự nhiên khác rất đáng lo ngại.
Huy Nam
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...