Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Theo dòng sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

“Biết thì thưa thốt…”

Cập nhật: 19:00 ngày 13/02/2020
(BGĐT) - Mấy ngày qua, chính quyền, ngành chức năng tại một số địa phương trong cả nước đã ban hành không ít quyết định xử phạt đối tượng đăng tải thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội (facebook).

Đơn cử như thầy giáo Nguyễn Quang D trú thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị phạt 12,5 triệu đồng do liên tục đăng thông tin sai sự thật về việc một người Trung Quốc ở xã Yên Na (Tương Dương) bị ốm mà không được đoái hoài. Hay Lường Thị L quê ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện lấy chồng ở tỉnh Vĩnh Phúc (chủ facebook Sương Đêm) bị phạt 10 triệu đồng sau khi đăng tải thông tin trên facebook “ăn trứng sẽ thoát corona”. 3 nghệ sĩ: Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng mỗi người bị phạt 10 triệu đồng do đưa tin sai sự thật về dịch bệnh nCoV (Covid-19) trên facebook.

Tại tỉnh Bắc Giang, Hồ Văn Vân (chủ tài khoản facebook có tên Hồ Vân) ở thôn Niêng, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn đăng tải thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng, chống dịch corona trên địa bàn huyện. Sau khi phát hiện sự việc, chiều 7-2, Công an huyện Lục Ngạn mời Hồ Văn Vân lên trụ sở làm việc. Tại đây, Vân cho biết, trong quá trình cắt tóc tại quán do nghe thông tin chưa đầy đủ nên đã đăng tải lên mạng xã hội. Đối tượng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình và bị xử phạt 10 triệu đồng. 

Một chủ facebook khác vừa bị xử phạt 10 triệu đồng là Ngụy Văn Tụ ở thôn Đồng Gia, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên (Bắc Giang). Ngày 9-2, trên trang mạng xã hội cá nhân, Ngụy Văn Tụ đăng tải thông tin không đúng sự thật với nội dung: “Tin giật gân buổi sáng đối với người Bắc Giang, một người ở làng Chùa, xã Lương Phong (Hiệp Hòa) làm công nhân Công ty Hồng Hải đã bị nhiễm dịch bệnh corona”.

Những năm gần đây, lĩnh vực truyền thông và mạng xã hội phát triển mạnh. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet mọi người có thể tiếp cận và chia sẻ thông tin mọi lúc, mọi nơi. Thực tế nhiều người sử dụng mạng xã hội đăng tải hay chia sẻ những thông tin, hình ảnh tích cực, có ích cho xã hội nhưng cũng có không ít người đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin mà mình chỉ biết, chỉ nghe loáng thoáng (không có bằng chứng, không kiểm chứng). Có thể những người này suy nghĩ đơn giản là mình làm như vậy là tốt, có ích cho xã hội khi cảnh báo việc nọ, việc kia nhưng thực tế lại ngược lại. Những thông tin thiếu chính xác có thể gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, thậm chí ảnh hưởng tới uy tín, thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân…

Nhằm ngăn chặn thông tin bịa đặt, không chính xác trên mạng xã hội, ngày 3-2-2020, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Điều 101 của Nghị định này quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Có nghĩa là điều gì mình biết thì mình hãy nói, điều gì mình không biết thì cứ im lặng (dựa cột là im lặng) mà nghe. Đại ý khuyên người ta không nên nói bậy, nói bạ những điều gì mình không hiểu rõ. 

Từ những vụ việc trên, chắc rằng những người sử dụng mạng xã hội sẽ tự rút ra bài học cho riêng mình, có trách nhiệm hơn trong việc đăng tải, chia sẻ thông tin, tránh vi phạm pháp luật.

Trong nguy có cơ
(BGĐT) - Những ngày qua, giữa ngổn ngang thông tin của mùa dịch virus corona (Covid - 19), giữa biết bao hệ lụy nhãn tiền về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng “trong cơn hoạn nạn”, con người càng biết xích lại gần nhau để chia sẻ, hiến kế cùng xây dựng tương lai tốt đẹp.  
Bảo vệ quyền cho người mua
(BGĐT) - Quyền của người tiêu dùng được pháp luật bảo đảm khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp người mua bị chèn ép, thua thiệt, việc cung ứng khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn… những ngày qua là một ví dụ.
Cải thiện năng suất lao động
(BGĐT) - Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đạt nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, song năng suất lao động so với nhiều nước trong khu vực và thế giới còn thấp, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về giải pháp tăng năng suất lao động quốc gia.
Hỗ trợ sản xuất trong “bão” nCoV
(BGĐT) - Trong bối cảnh nông sản đang gặp khó khăn xuất sang Trung Quốc do dịch corona (nCoV), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có phản ứng nhanh là “tung người” đi một số nước để tìm kiếm thị trường cho nông sản.
Bài trừ mê tín dị đoan
(BGĐT) - Sau những ngày Tết cổ truyền, nhiều địa phương bước vào mùa lễ hội. Năm nay do ảnh hưởng của dịch cúm corona nên nhiều địa phương dừng tổ chức hội hè. Tuy nhiên, không ít người đầu năm vẫn rủ nhau đi xem bói, cúng tế, lễ bái, dâng sao giải hạn. Đây là hành vi mê tín dị đoan, cần kiên quyết bài trừ.
Huy Nam
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...