Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Biến đường thành phố

Cập nhật: 10:12 ngày 23/09/2019
(BGĐT) - Chuyện bán đất ở phân lô và xây dựng cơ quan, trường học dọc theo các trục đường giao thông để lại nhiều hệ lụy đã được báo chí đề cập nhiều. Hẳn ai cũng biết những phiền toái khi đô thị hóa, phố hóa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và xã lộ. Vậy mà việc ấy cứ tái diễn như thể mặc định phải thế, đã là trào lưu thì không thể khác được.

Thiết nghĩ bàn về chuyện biến đường thành phố cũng cần phải hiểu thế nào là đường giao thông và đường phố. Chắc chắn hai dạng công trình này đều có điểm chung là đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. Nhưng đường giao thông gồm tập hợp các công trình lòng đường, hành lang an toàn giao thông, cầu, cống, biển báo… chỉ để cho các phương tiện giao thông di chuyển. Còn đường phố là đường nội bộ trong đô thị, gồm các công trình xây dựng dọc theo hè phố như nhà ở, quảng trường, nhà hát, công viên, chợ, siêu thị, cửa hàng, trường học, bệnh viện…Công năng của các công trình nằm ở hai bên đường phố nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống, đi lại, dạo chơi, làm việc, học tập, mua sắm… của số lượng dân cư đông đúc.

Như vậy, đường và phố vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khu biệt. Hiểu rõ khái niệm sẽ giúp cho cơ quan quản lý quyết định làm đường hay làm phố. Nếu là đường giao thông thì cần hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình trường học, bệnh viện, chợ, nhà ở dân cư bám đường. Hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh đã và đang được đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Hễ có các khu đất nông nghiệp ven đường có thể bán được là các địa phương tranh thủ làm các thủ tục xin cấp có thẩm quyền cho đấu giá làm đất ở hoặc giao cho các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhiều người nhận định cũng như quốc lộ 31, không bao xa nữa đường 293 sẽ chẳng khác một đường phố nối dài từ thành phố Bắc Giang tới sườn Tây Yên Tử.

Nhắc đến chuyện chúng ta phải “trả giá” khi mọi người, mọi nhà ra phố, mọi cơ quan, trường học đều muốn bám mặt đường, không ít người sẽ cho rằng, chuyện biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng không nói thì có gì đó cứ canh cánh bên lòng, và nói nhiều mà sao không chuyển!? Đành rằng việc làm đường hay làm phố, giao đất hay bán đất ở đều phải có quy hoạch, có sự tính toán kỹ lưỡng của cơ quan quản lý. Nhưng dường như quy hoạch không có chiều sâu tầm nhìn nên chẳng bao lâu sau đã lạc hậu. Hôm nay thu được một khoản ngân sách kha khá nhưng vài chục năm sau lại bỏ ra đống tiền “sửa sai”. Còn hiện hữu là người dân sống ven đường luôn phải đối mặt với ô nhiễm môi trường và mất an toàn vì xe cộ đi lại như mắc cửi. Vậy cớ sao cứ biến đường thành phố?

“Cơm chẳng lành…” mà thành án mạng
(BGĐT) - Mấy ngày qua dư luận bàng hoàng, phẫn nộ với liên tiếp các vụ án mạng mà kẻ thủ ác và nạn nhân là những người vốn “đầu gối tay ấp”, “thề thốt yêu thương”. Cái ác len lỏi vào nơi được gọi là “tổ ấm” mới đáng lo ngại làm sao.
Lòng tốt vẫn ở khắp nơi
(BGĐT) - Báo Tiền Phong hôm qua 18-9 đưa tin: “Xúc động nhận lại 86 triệu đồng đánh rơi”. Bài báo viết: Em Nguyễn Thị Hồng Châu (trú tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) khi đi chơi tại chợ Đà Lạt, TP Lâm Đồng (tỉnh Lâm Đồng) đã đánh rơi một chiếc ví trong có hơn 86 triệu đồng. Em báo công an nhưng không hy vọng nhận lại tài sản.
Khơi dậy sức dân
Hôm nay (18-9), Bắc Giang tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Như đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Văn Linh, sau chặng đường 10 năm, nông thôn Bắc Giang đã có bước chuyển toàn diện, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, xanh- sạch- đẹp; tư duy, cách làm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là nông dân có nhiều đổi mới.
Đừng thêm một Getaway nào nữa
(BGĐT) - Vụ việc đáng tiếc xảy ra tại Trường Getaway (Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội) làm một bé trai tử vong chưa nguôi, tại Bắc Ninh lại vừa xảy ra một sự việc bỏ quên trẻ trên xe đưa đón như vậy. May sao, cháu bé sống sót nhưng thực sự quá lo ngại.
Kinh doanh “bẩn”
(BGĐT) - Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám, Tết Trung thu, Tết của các cháu thiếu nhi. Các cơ quan, trường học, gia đình, tổ dân phố… không ít thì nhiều đều tổ chức cho con trẻ vui Tết Trung thu. Nhưng cũng nhân đà này, người ta tranh thủ kinh doanh “bẩn”, tung toàn bánh trung thu rởm ra thị trường.

Hạnh Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...