Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vẫn chuyện học sinh chán Sử

Cập nhật: 07:48 ngày 30/07/2019
(BGĐT) - Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, mấy năm gần đây, báo chí và dư luận hay đặt vấn đề rằng tại sao điểm của môn Lịch sử thường thấp hơn so với các môn học khác? 

Năm nay cũng vậy, tình hình không có gì khả quan khi có tới hơn 70% thí sinh có điểm thi môn Lịch sử dưới trung bình. Vậy liệu có phải lỗi do giáo viên, học sinh hay do cách dạy- học đọc- chép như người ta vẫn nghĩ? Rất nhiều lý do để lý giải cho sự “đội sổ” này, rằng do kiến thức nặng, nhiều sự kiện, con số; do học sinh chán học; do chưa được quan tâm đúng mức môn học… 

Từ kinh nghiệm thực tế, một giáo viên có thâm niên dạy môn này nhận định: Có nhiều yếu tố khiến học sinh không thích môn Sử. Thứ nhất, bởi xã hội hiện tại đang theo xu hướng làm ăn kinh tế, con người thực dụng hơn. Thứ hai, bản thân hầu hết học sinh đều thi khối tự nhiên, hoặc lựa chọn khối thi không có môn Lịch sử. Thứ ba, mới đến lượng kiến thức trong sách khá nặng. 

Nếu giáo viên không chịu tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy thì quả thật giờ học Sử thành một môn “tra tấn”.Cũng lật lại phổ điểm của các em thi chuyên Sử, thi đại học bằng môn Sử  lại khác. Thực tế những em chủ động thi Lịch sử để vào đại học, điểm vẫn rất cao; nhiều em đạt điểm gần như tuyệt đối. Ngược lại, với các em thi Sử với tâm thế chỉ cần cho qua, không bị điểm “liệt” thì tất nhiên, 70% thí sinh có điểm dưới trung bình là điều dễ hiểu.

Và cho dù điểm trung bình môn Sử “đội sổ” trong số các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2019 nhưng cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt, từ 3,79 năm 2018 lên 4,3 năm 2019. “Dân ta phải biết sử ta”- điều đó luôn đúng và cần thiết với bất cứ thời đại nào. Nhưng nếu Lịch sử chỉ là những con số, những bài học khô khan thì chắc năm sau, năm sau nữa, tình hình chưa chắc đã khả quan hơn. 

Nếu trong lớp học, chỉ viết sự kiện, thông tin ngày tháng năm lên bảng thì cũng không thể đòi hỏi học sinh phải hứng thú với Sử. Có nhiều cách để tiếp cận với Lịch sử, ngoài sách giáo khoa. Có điều, bản thân ngành giáo dục, mỗi thầy cô giáo hay chính mỗi chúng ta có chịu tìm tòi và tạo ra niềm say mê cho chính mình mà thôi.

Sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang: Đề nghị truy tố 5 bị can
Liên quan đến vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang, chiều 3-6, Đại tá Lê Văn Canh, Trưởng phòng Tham mưu -người phát ngôn Công an tỉnh Hà Giang cho biết, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hà Giang vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Hà Giang đề nghị truy tố 5 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Giải trình về tuyển dụng, sử dụng giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Ngày 24-9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Phạm Ngọc Quỳnh, chủ nhân điểm 10 môn Lịch sử duy nhất Bắc Giang
(BGĐT) - Trong số 34 bài thi đạt điểm 10 tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của Bắc Giang, em Phạm Ngọc Quỳnh, lớp 12 chuyên Lịch sử - Địa lý, Trường THPT Chuyên Bắc Giang xuất sắc giành điểm 10 môn Lịch sử. Với các môn còn lại của khối C, Quỳnh cũng đạt được điểm số rất cao, trong đó Ngữ văn: 8,25 điểm, Địa lý: 9,5 điểm. 
Phổ điểm thi THPT quốc gia 2019: Môn Lịch sử vẫn “lẹt đẹt” ở cuối
Theo phổ điểm thi chung của cả nước, điểm thi cao nhất là Giáo dục công dân với 7,37 điểm, môn có điểm thi trung bình thấp nhất là Lịch sử, 4,3 điểm.

Hồng Sương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...