Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Học nghề

Cập nhật: 08:44 ngày 14/05/2019
(BGĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, toàn tỉnh có hơn 19 nghìn thí sinh đăng ký dự thi nhưng có tới hơn 8 nghìn em (chiếm gần 42%) chỉ có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp. Tỷ lệ này khá ổn định trong mấy năm gần đây và được coi là sự lựa chọn thiết thực.

Không phải bỗng dưng trường nghề lên ngôi, việc phân luồng học sinh lại có sự phân hóa rõ rệt thế này. Nếu như trước kia, tâm lý chung của cha mẹ là cố gắng cho con học đại học, còn học sinh thì không cần biết là học trường nào, nghề gì, miễn sao đăng ký thi và được đi học đại học, cho bằng chúng bằng bạn. 

Tâm lý nặng về hình thức, coi việc vào đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng, nhiều em ra trường “vác hồ sơ đi mua việc” mà không xong. Chưa kể, nhiều dòng họ, hội khuyến học vẫn coi con, em mình vào đại học là một vinh dự, một thành tích; còn các con, em đi theo học nghề không “oai” khiến trường nghề bị lãng quên, người học nghề chán nản.

Thực tế xã hội hiện nay chỉ ra rằng, áp lực, ám ảnh lớn nhất với các gia đình và cử nhân hiện không phải là chuyện không đỗ được đại học mà là học xong đại học rồi nhưng không tìm được việc, dẫn tới lãng phí 3, 4 năm trời “dùi mài kinh sử”. 

Với một gia đình khá giả thì còn đỡ, chứ những gia đình nông dân, bỏ hàng trăm triệu đồng cho con học đại học; ra trường bơ vơ, không đâu nhận, thậm chí phải “giấu” bằng đại học đi để xin làm nghề buộc nhiều người phải tính toán lại.

Một công nhân điện tâm sự rất thật rằng, trước kia anh phải làm công tác tư tưởng với bố mẹ bởi bố mẹ gần như “ép” con học đại học, trong khi anh chỉ có học lực trung bình, ngành học anh thích thì không đủ điểm, ngành đủ điểm thì không thích. Rốt cuộc anh chọn trường nghề, học nghề mình có năng khiếu và yêu thích. Học phí nhẹ hơn, đi học thoải mái và quan trọng hơn cả là ra trường có ngay việc làm, thu nhập ổn định, vừa sức.

Con số sinh viên đại học ra trường thất nghiệp theo từng năm cứ tăng dần đều. Chỉ tiêu biên chế các cơ quan nhà nước ngày một tinh giản; trong khi các khu, cụm công nghiệp thiếu công nhân, đăng tải liên tục nhu cầu tuyển dụng. Đặc biệt, nhà tuyển dụng gần như không coi trọng bằng cấp mà chú trọng hiệu quả, năng suất lao động. Tay nghề càng cao, thu nhập càng khá; làm việc càng chăm, hiệu quả, tiền lương càng lớn.

Suy cho cùng thì làm nghề gì cũng để có việc làm và có thu nhập. Biết lựa sức mình và nhu cầu của xã hội để chọn trường, chọn nghề phù hợp, đó mới là sự lựa chọn tối ưu và hợp lý nhất.

Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về thi THPT quốc gia
(BGĐT) - Ban Chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia tỉnh vừa công bố số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ thư điện tử (email) nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 trên địa bàn tỉnh. 
 
Sĩ tử dốc sức cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
(BGĐT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra, những ngày này, các sĩ tử lớp 12 trên địa bàn tỉnh đang dốc sức ôn tập với mong muốn đạt kết quả tốt nhất.
 
Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia: Rà soát các khâu, ngăn chặn gian lận
(BGĐT) - Từ ngày 25 đến 27-6-2019, tỉnh Bắc Giang có khoảng 19,6 nghìn thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Bắc Giang về công tác chuẩn bị và những giải pháp nhằm ngăn chặn tiêu cực, gian lận.
 
Bám sát kế hoạch, khẩn trương chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
(BGĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Kỳ thi THPT quốc gia tỉnh tại hội nghị họp phiên thứ nhất BCĐ Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 cấp tỉnh diễn ra chiều 6-5 tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). 
 
Hồng Sương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...