Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đau lòng đuối nước

Cập nhật: 10:23 ngày 22/03/2019
(BGĐT)- Tám em học sinh của tỉnh Hòa Bình vừa bị đuối nước chiều qua 21-3 khi tắm trên sông Đà. Quá thương tâm và thực sự lo lắng khi thỉnh thoảng lại phải nghe những thông tin như thế này, trong khi mùa hè đang đến gần.

Khoảng 15h chiều qua, sau khi đá bóng tại bãi cát bên sông Đà, 10 học sinh Trường Tiểu học và THCS Hữu Nghị (phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) ra bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang tắm. Bất ngờ, các em sa vào hố nước sâu và chới với. Hai nam sinh bơi được lên bờ, tám em tử vong.

Được biết, phường Thịnh Lang nằm ven sông Đà, có nhiều bãi cát rộng, thu hút người dân đến đá bóng. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, khu vực này có một hố nước rất sâu và xoáy, có thể do các em ở nơi khác đến không biết nên dẫn đến tám cái chết thương tâm.

Chỉ vì một buổi chiều được nghỉ học mà cùng một lúc, tám em nhỏ đã thiệt mạng vì đuối nước thì đau xót quá! Có lẽ đây là vụ đuối nước có số học sinh tử vong nhiều nhất từ trước tới nay, lại xảy ra ở ngay trung tâm TP Hòa Bình, khi mà các em có thể đã được cha mẹ, thầy cô bảo ban ít nhiều về kỹ năng phòng tránh đuối nước.

Tra lại số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có từ 3.500 - 4.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Việt Nam đồng thời cũng là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số người chết đuối, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.

Phải làm gì để giúp trẻ chống đuối nước, được sống trong một môi trường an toàn? Ngay như vụ việc kể trên, giá mà có biển cảnh báo kiểu như “hố sâu- nguy hiểm chết người” thì có lẽ các em đã không vô tư nhảy tùm xuống sông tắm và sa vào khu vực hố sâu đó. Hoặc không biết bao nhiêu em trong số tám em đó biết bơi để có thể tự bảo vệ mình, bơi vào bờ và may mắn sống sót như hai em cùng đi?

Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa môn bơi lội vào chương trình giáo dục thể chất ngay từ bậc tiểu học. Đó là kỹ năng sống cần thiết của học sinh để hạn chế thấp nhất tỷ lệ trẻ em đuối nước. 

Cùng đó, cả gia đình và nhà trường cần trang bị kiến thức giúp trẻ hiểu sự nguy hiểm khi bị đuối nước và các kỹ năng phòng tránh cho bản thân cũng như cách cứu người khi gặp nạn. Đơn giản như cấm trẻ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông suối, kênh, rạch mà không có người lớn giám sát. Càng nhiều trẻ tắm càng phải có nhiều người lớn kèm cặp để hỗ trợ nhau khi có tình huống xấu xảy ra.

Theo quan điểm của chuyên gia dạy bơi, điều quan trọng nhất để phòng tránh đuối nước đó là phải làm sao giáo dục cho trẻ sự nguy hiểm của đuối nước để các em biết sợ mà không tự do nhảy, ngụp lặn dưới nước. Từ sợ cộng với việc biết bơi, có người lớn giám sát nữa sẽ hạn chế được thấp nhất những tai nạn thương tâm từ đuối nước.

Hồng Tâm

Toàn cảnh vụ 8 học sinh bị đuối nước thương tâm trên sông Đà
Trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên sông Đà, tỉnh Hòa Bình, 8 em tắm ở khu vực hút cát, tập kết cát sông có vực xoáy nguy hiểm nhưng không có biển cảnh báo người tắm.
 
Hòa Bình: Tắm sông Đà, 8 học sinh bị đuối nước
Lúc 15 giờ ngày 21-3, một tốp học sinh Trường Tiểu học và THCS Hữu Nghị, TP Hòa Bình đi tắm trên sông Đà tại khu vực bãi cát, xóm Thịnh Minh, phường Thịnh Lang đã bị đuối nước. Đây là khu vực hút cát, tập kết cát sông có vực xoáy nguy hiểm nhưng không có biển cảnh báo người tắm.
 
Vụ 3 học sinh bị đuối nước ở Nghệ An: Tìm thấy thi thể cuối cùng
Ngày 20-11, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Chủ tịch UBND xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết sau hai ngày tìm kiếm, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể em Trần Duy Đức, học sinh lớp 9, Trường THCS Khai Lạng, xã Khai Sơn bị đuối nước chiều 18-11. Thi thể của em Trần Duy Đức được tìm thấy vào lúc 6 giờ ngày 20-11, cách địa điểm xảy ra đuối nước khoảng 1,5km.
 
Tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
(BGĐT)- Sáng 2-10, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) tổ chức chương trình tuyên truyền kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh. 
 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...