Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quyền của người mua

Cập nhật: 14:54 ngày 14/03/2019
(BGĐT) - “Khách hàng là thượng đế”, “người mua là vua”, thế nhưng câu nói này nhiều khi chỉ là câu cửa miệng cho vui, còn trên thực tế không ít người mua, người tiêu dùng vẫn bị thiệt thòi mà chẳng biết kêu ai.

Ở nhiều nơi đang sôi nổi tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15-3). Đây cũng là hoạt động được các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm và đạt được một số kết quả bước đầu trong những năm qua.

Chẳng hạn như công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng được tăng cường. Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm được chỉ đạo quyết liệt. Ngành chức năng, Hội bảo vệ quyền người tiêu dùng có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức cho người mua như việc tổ chức gian hàng đối chứng phân biệt hàng thật, hàng giả, đặt điểm cân đối chứng…

Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, thực phẩm không an toàn, thậm chí độc hại vẫn được bày bán tràn lan. An toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo thường trực hằng ngày của người tiêu dùng. Thương mại điện tử và buôn bán trên mạng xã hội ngày càng sôi động, đang là “mảnh đất màu mỡ” để một số đối tượng tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi.

Trong khi đó, hiện còn rất ít người tiêu dùng biết tới các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là, Luật và công tác bảo vệ người tiêu dùng chưa đi sâu rộng vào cuộc sống, chính người tiêu dùng lại chưa biết rõ về quyền lợi của mình.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, thời gian qua, khiếu nại của người tiêu tăng hơn về số lượng, song cũng chỉ là phần ít trong rất nhiều vụ xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền lợi cơ bản của người mua bị xâm phạm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa đến sức khỏe, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng. Mặt khác còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, niềm tin của nhân dân về quản lý của Nhà nước.

Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật để người tiêu dùng biết và bảo vệ quyền lợi của mình thì các cơ quan chức năng cần có các biện pháp quyết liệt hơn, có chế tài mạnh tay đủ sức răn đe với những vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Trong tuyên truyền cần chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường các biện pháp hiệu quả phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi, sức khỏe, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng. Nhất là việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để lưu thông những hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15-3) cần có chung nhận thức công tác bảo vệ người tiêu dùng không phải là việc riêng của ngành, đoàn thể nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Ý thức sản xuất an toàn
(BGĐT)- Một trong những biện pháp quan trọng để phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung, dịch tả lợn châu Phi nói riêng là người chăn nuôi cần nâng cao ý thức sản xuất an toàn, phòng ngừa dịch bệnh ngay tại chuồng trại để tránh lây lan diện rộng.
 
Tầm nhìn cho phát triển đô thị
(BGĐT)- “Cấm xe máy” ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là vấn đề đang được tranh luận sôi nổi trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua. Bao giờ vấn đề này sẽ lan đến các thành phố khác và TP Bắc Giang.
 
Không để “mất bò mới lo...”
(BGĐT)- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có công văn hỏa tốc, yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương có giải pháp siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...