Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng, chống “tham nhũng vặt”

Cập nhật: 07:59 ngày 22/01/2019
(BGĐT)- Trong khi nhiều vụ án tham nhũng lớn bị điều tra, đưa ra xét xử tạo niềm tin trong nhân dân thì nạn “tham nhũng vặt” như “ghẻ ruồi” còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.

Ngay trong những này đầu năm, hai vụ “tham nhũng vặt” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bị khởi tố.

Vụ thứ nhất xảy ra tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành Đạt (xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang). Theo thông tin từ cơ quan điều tra, trong quá trình thực hiện mô hình dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật, bà Trần Thị Nga, Giám đốc Trung tâm chỉ đạo cán bộ Trung tâm lập khống hồ sơ quyết toán để chiếm đoạt gần 250 triệu đồng. Bị can Trần Thị Nga đã bị khởi tố với tội danh “Tham ô tài sản”.

Vụ thứ hai xảy ra tại Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Thế. Cơ quan điều tra cho biết, ông Trần Anh Tuấn trên cương vị Giám đốc đã lập hồ sơ, quyết toán khống chi phí xây dựng dựng kênh thoát nước thải khu dân cư thôn Yên Thượng (xã Tam Hiệp), chiếm đoạt hơn 20 triệu đồng. Ông Tuấn cũng bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản”.

Trên thực tế, tình trạng “tham nhũng vặt” thường xảy ra với các biểu hiện như: Việc gây phiền hà cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính, làm gì muốn nhanh, muốn được việc phải có phong bì lót tay. Trong lĩnh vực giáo dục là “chạy trường, chạy lớp” cho con, nhất là những trẻ bắt đầu bước vào đầu cấp. Còn trong y tế là việc khám, chữa bệnh. Người bệnh đã lo lắng tổn hại sức khỏe, tốn thời gian, tiền bạc chi phí thuốc men có khi còn phải lo phong bì lót tay cho nhân viên y tế…

Hệ lụy của “tham nhũng vặt” làm người dân, doanh nghiệp bức xúc, làm mất niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, kinh doanh và sự phát triển chung của toàn xã hội. Nguyên nhân của tình trạng trên là do còn tâm lý xin cho trong suy nghĩ của nhiều người về mối quan hệ giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan công quyền. Người “xin” thì có tâm lý muốn làm cho nhanh, cho được việc nên tìm mọi cách, trong đó có việc “lót tay” người thực thi công vụ. Khi thấy có việc bất bình với người thực thi công vụ thì thường cho là chuyện nhỏ, chuyện vặt hoặc ngại vì “đấu tranh, tránh đâu”.

Trong một lần tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng chỉ ra rằng, không chỉ có tham nhũng lớn, mà “tham nhũng vặt” như “ghẻ ruồi”, rất ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời chỉ đạo, kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong tỉnh với phương châm "nóng đều" tin rằng sẽ ngăn chặn, đẩy lùi nạn “tham nhũng vặt” mà hai vụ án “Tham ô tài sản” vừa bị khởi tố là một ví dụ.

Ngăn chặn tham nhũng vặt, điểm nóng an ninh trật tự và buôn lậu
(BGĐT) - Ngày 21-1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của các ban chỉ đạo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Sáng 21-1, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018, đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.
 
Công bố đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Ngày 18-12, thông tin từ Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, Cục mới ban hành văn bản thông báo số điện thoại và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
 
Phòng, chống tham nhũng: Ngăn chặn hành vi tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản
(BGĐT)- Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có ý nghĩa rất lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này. Nếu chỉ xử được người mà tài sản không còn, không trả lại được cho Nhà nước và nhân dân thì công tác phòng, chống tham nhũng chưa triệt để.
 
Từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 13-11, các đại biểu Quốc hội cũng đã nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...