Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nói xấu thầy

Cập nhật: 08:29 ngày 06/11/2018
(BGĐT) - Cuối tuần qua, nhóm học sinh 7 em ở Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) đã được trở lại trường, sau quyết định đình chỉ học tập vì xúc phạm thầy cô trên mạng xã hội. Đó có thể nói là một quyết định đầy tính nhân văn, bao dung song cũng còn những băn khoăn, e sẽ tạo ra sự “nhờn” luật, khi trường kỷ luật cao, sở lại yêu cầu giảm nhẹ.

Nhóm gần 10 em học sinh lớp 10 của trường này đã lập Facebook kín để trao đổi và nói xấu giáo viên, nhà trường. Khi phát hiện ra, Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết định đuổi học 1 năm với 3 học sinh, đuổi học 1 tuần với 4 em và 1 em cảnh cáo trước toàn trường. Tuy nhiên, cho rằng việc kỷ luật này quá nặng và không mang tính giáo dục nên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu nhà trường thu hồi quyết định này.

Trao đổi với báo chí, Ban Giám hiệu nhà trường đã phải thốt ra một câu đầy… bất lực rằng “Chưa bao giờ gặp nhóm học sinh nào cá biệt, lăng mạ thầy cô và nhà trường như nhóm học sinh này…”. Tất nhiên, vẫn là câu chuyện “không có lửa làm sao có khói”, vẫn có những thầy cô ứng xử chưa chuẩn mực song hành vi xúc phạm, phỉ báng thầy cô giáo thật khó chấp nhận, dù bất cứ lý do nào.

Nhiều thầy cô làm trong ngành giáo dục tâm sự, nghề giáo bây giờ cũng có thể xếp vào ngành nghề “nguy hiểm” bởi chỉ cần lời ăn tiếng nói hay thái độ của mình chưa chuẩn một chút thôi đã có thể khiến học sinh phản kháng, cự lại, đưa lên mạng xã hội. Chưa kể, nếu chẳng may “đụng” phải phụ huynh bênh con, không hiểu sự việc ra sao đã có thể sẵn sàng to tiếng, thóa mạ giáo viên, ngay trong khuôn viên nhà trường. Vì thế có cô chọn giải pháp an toàn, chỉ yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm khi mắc lỗi, không xử lý kỷ luật dẫn đến nhiều em nhờn, không tuân thủ nội quy lớp học, thách thức nhà trường, thầy cô giáo.

Có vẻ như mâu thuẫn khi nhiều trường, nhiều giáo viên đang “bí”việc xử phạt học sinh như thế nào cho hiệu quả, trong khi học sinh tuổi 15, 16 như nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, nếu bị đuổi học, bị đẩy đuổi ra khỏi cổng trường, thật khó để khẳng định rằng các em sẽ không có những hành động mất kiểm soát, đối kháng với giáo viên, nhà trường.

Thời đại công nghệ 4.0, hầu như học sinh THPT nào cũng có điện thoại, email, facebook cá nhân, vậy làm sao để “quản” các em không nói xấu thầy? Nhiều người hiến kế, nên chăng nhà trường cũng lập trang facebook hoặc email riêng ở đó có mục cho học sinh góp ý, đánh giá giáo viên, cả điểm tốt, điểm các em mong muốn. Và một khi đã công khai như vậy, các em có chỗ “xả” đúng nơi đúng lúc, nhà trường thêm thông tin mà học sinh ứng xử, góp ý cũng… phải phép hơn. Có lẽ, hài hòa và cùng lắng nghe như thế sẽ hiệu quả hơn chăng?

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam
Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.
 
Phần mềm quản lý giáo dục bảo đảm liên thông, ăn khớp
(BGĐT)- Đội ngũ đông đảo, khối lượng dữ liệu thông tin lớn đòi hỏi ngành giáo dục cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai hiệu quả các phần mềm trong quản lý, điều hành. Đây là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018-2019 đang được ngành giáo dục Bắc Giang tập trung thực hiện.
 

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...