Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Muốn thành hộ nghèo

Cập nhật: 16:34 ngày 05/11/2018
(BGĐT) - Có lẽ trên đời chẳng ai muốn thành hộ nghèo cả nhưng nếu chỉ nghèo trên giấy để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước thì nhiều người muốn. Chuyện một loạt cán bộ phường ở Thái Bình “bỗng dưng” trở thành hộ nghèo và được vay vốn ưu đãi dành cho người nghèo khiến dư luận bất bình.

Trong danh sách mà ông Chủ tịch UNND phường này đồng thời là Trưởng Ban giảm nghèo ký xác nhận có nhiều trường hợp không thuộc hộ nghèo, nhiều người đang là công chức, viên chức, kinh tế ổn định. Cụ thể, có tới gần chục cán bộ phường, trong đó có cả vợ ông Chủ tịch, bà Phó Bí thư Đảng ủy phường cùng nhiều công chức địa phương được vay từ nguồn vốn giảm nghèo với số tiền bình quân 50 triệu đồng/người.

Không ai cấm vợ Chủ tịch phường nghèo nhưng trên thực tế, gia đình vị Chủ tịch phường này đang sở hữu ngôi nhà bốn tầng khang trang, đẹp đẽ; các cán bộ công chức khác cũng không ai… hoàn cảnh, tất cả đều có thu nhập ổn định, nhà cao cửa rộng.

Khi sự việc vỡ lở, tất cả các vị này và cả vợ ông Chủ tịch phường đã tự nguyện mang một phần số tiền được vay đến trả lại, không cần đợi Ngân hàng rà soát, đòi lại vì sai mục đích, đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, dư luận băn khoăn và mất niềm tin bởi nếu không được phát hiện, liệu các cán bộ công chức phường này còn “nghèo” đến bao giờ?

Trên thực tế, nhiều câu chuyện hài hước về cán bộ xã “bỗng dưng” thành nghèo; bò, bê, dê, lợn, gà, nhím cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất toàn “đi lạc” vào nhà cán bộ thôn, xã. Giờ lại đến tiền vay của người nghèo cho nhà giàu là cán bộ công chức, viên chức của xã. Số tiền vay sai phạm tuy không lớn nhưng nó ảnh hưởng tới xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào cơ chế, chính sách tốt đẹp của Nhà nước.

Trả lời báo chí, ông Chủ tịch phường lý giải ông không biết vợ mình có tên trong danh sách “người nghèo”, do ông bận nhiều việc nên không kiểm soát hết được danh sách của các phòng chuyên môn gửi lên. Trong khi quy trình để xét là hộ nghèo và được vay vốn phải qua nhiều tầng nấc, công đoạn, rất chặt chẽ mà để lọt gần chục cán bộ phường vào danh sách là điều không thể.

Dự kiến tuần này Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thái Bình sẽ có kết luận chính thức về sự việc. Song như những gì đã thấy, nó đã quá rõ, công luận mong mỏi sẽ không còn những cán bộ nhà giàu muốn thành nghèo, để nhân dân có lòng tin vào chính quyền cơ sở và người nghèo thực sự được thụ hưởng những ưu đãi dành cho họ, để họ có cơ hội thoát nghèo.

Tiện ích từ phần mềm quản lý hộ nghèo, cận nghèo
(BGĐT) - Để  phát huy hiệu quả chế độ, chính sách trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp, bên cạnh tập trung rà soát, các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã áp dụng quản lý bằng phần mềm Misposasoft với những tính năng tiện ích nổi bật. Từ đó, tạo cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật kịp thời, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 
 
Triển khai nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, cận nghèo
(BGĐT)- UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vừa triển khai nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và chính sách bảo trợ xã hội năm 2018.
 
Bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo
(BGĐT)- Ủy ban MTTQ huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vừa tổ chức trao tặng nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình bà Lê Thị Mau ở thôn Đông, xã Tân Thanh. 
 

Hương Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...