Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phụ mà không phụ

Cập nhật: 10:19 ngày 12/10/2018
(BGĐT) - Nhà vệ sinh thường được gọi là công trình phụ. Trên thực tế thì công năng sử dụng của nó không phụ chút nào, đặc biệt với các trường học. Tuy nhiên, đi vệ sinh ở trường là nỗi khiếp sợ với nhiều học sinh, vì nó quá bẩn, hôi hám, nặng mùi.

Tại hội nghị thông tin báo chí quý III của UBND tỉnh Bắc Giang, vấn đề này đã được các nhà báo đề cập. Ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hiện toàn tỉnh có 3.667 khu vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, số công trình còn thiếu và chưa chuẩn cũng khá nhiều, 261 điểm trường và trải đều ở tất cả các cấp học. Trừ TP Bắc Giang có đủ 100% nhà vệ sinh còn lại cả 9 huyện đều thiếu nhà vệ sinh trường học.

Đấy mới chỉ tính về số lượng, thực tế nhiều trường gọi là có nhà vệ sinh nhưng lụp xụp, tạm bợ, ẩm mốc, không chắc chắn; nơi xây kiên cố thì lại tắc nước, hỏng cửa, mùi rất ghê. Đa phần trẻ nhỏ “nhịn” đi vệ sinh ở trường; nếu học bán trú, mỗi lần đi vệ sinh là cực hình với chúng. Nhiều trường học xây mới song chưa thực sự quan tâm tới “công trình phụ” này, đầu tư tạm bợ hoặc xây xong nhưng trong quá trình sử dụng do không duy trì tốt việc dọn dẹp nên lại thành nơi “mất vệ sinh”.

Trong một phiên họp Chính phủ gần đây, người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức tỏ rõ sự sốt ruột trước thực trạng hệ thống nhà vệ sinh trong các trường học, đặc biệt nhiều trường không có nhà vệ sinh. Thủ tướng yêu cầu huy động tất cả các nguồn lực kinh phí để chấm dứt tình trạng trường học không có nhà vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tâm lý của học sinh...

Có lẽ, trong số chúng ta, gia đình nào cũng có con hoặc cháu, hoặc người thân đang là học sinh các cấp học. Và chắc chắn, chúng ta thấu hiểu tình trạng nhiều em, đặc biệt là các cháu tiểu học, nhịn tiểu tiện, đại tiện… gần như cả ngày chỉ vì nhà vệ sinh của trường quá bẩn. Khi nhu cầu bức thiết nhất không được đáp ứng thì chắc chắn các em sẽ không thoải mái, tinh thần tập trung học tập cũng sẽ giảm đi.

Tỉnh Bắc Giang có chủ trương xóa trường học “trắng” nhà vệ sinh trong năm 2019. Đó là tín hiệu đáng mừng thể hiện quyết tâm, sự quan tâm của chính quyền với thế hệ tương lai từ những nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, nếu không dạy cho các em kỹ năng sống, kỹ năng mềm tối thiểu, trong đó có việc sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, sạch sẽ thì dù có xây đủ 100% nhà vệ sinh, chỉ thời gian sau, trẻ nhỏ lại vẫn khiếp sợ với mỗi lần đi vệ sinh ở trường. Mà trách nhiệm này không chỉ thầy cô giáo, nhà trường, còn có cả sự hướng dẫn, bảo ban của người lớn, cha mẹ học sinh.

Nhiều nhà vệ sinh trường học không đạt chuẩn
(BGĐT)- Nhà vệ sinh (NVS) là hạng mục không thể thiếu trong trường học, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh. Thế nhưng ở vùng nông thôn, miền núi hay khu vực trung tâm huyện, TP hiện vẫn có tình trạng một số NVS bẩn, không mái che, nền ẩm thấp, đường ống bục vỡ, rò rỉ...
 
Học sinh cấp ba sáng chế mô hình nhà vệ sinh trường học tự động
Mô hình nhà vệ sinh trường học tự động sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cấp thiết và bất cập hiện nay. 
 
Samsung hỗ trợ 6,7 tỷ đồng xây nhà vệ sinh trường học ở Bắc Giang
Trong một thông báo, Công ty Samsung Việt Nam cho biết sẽ đầu tư 6,7 tỷ đồng xây mới 26 nhà vệ sinh cho trường tiểu học và trung học cơ sở ở các huyện khó khăn của tỉnh Bắc Giang.
 

Thu Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...