Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giám sát tối cao về an toàn thực phẩm

Cập nhật: 08:20 ngày 23/05/2017
(BGĐT) - Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khoá XIV vừa khai mạc sáng qua tại Thủ đô Hà Nội. Trong nhiều nội dung về lĩnh vực giám sát, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Đây là một trong những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm. 

Bà Lê Thị Thu Hồng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng: Qua tiếp xúc cử tri và thực tế giám sát, cử tri rất bức xúc trước “vấn nạn” thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường. Lần này, Quốc hội thông qua báo cáo kết quả giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là nội dung giám sát thiết thực và sẽ có nhiều vấn đề cần điều chỉnh. Đơn cử như ý thức, trách nhiệm của người dân; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này…

Có thể thấy Quốc hội đã quan tâm bàn thảo tới những vấn đề thiết thực và lắng nghe đúng tâm tư nguyện vọng của cử tri. Hiện tượng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thời gian qua khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an. Không ngày nào báo chí, truyền hình không đưa tin phát hiện, bắt giữ thực phẩm bẩn. Người dân đi chợ mà chẳng biết mua gì, ăn gì vì ăn gì cũng sợ độc hại. Một số gia đình có điều kiện đã chuyển sang mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch; số còn lại vẫn phải mua thực phẩm tại các chợ và đành… vừa ăn vừa lo. 

Có một bất cập ai cũng thấy nhưng chưa được giải quyết triệt để và mạnh tay, đó là xử lý hình sự với những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Rõ ràng thực phẩm bẩn nguy hại cho sức khoẻ con người, thậm chí cả tính mạng nhưng vì lợi nhuận, nhiều người vẫn sản xuất, tiếp tay cho hoạt động này. Cơ quan chức năng có phát hiện, xử phạt thì sau đâu lại đóng đấy, họ lại tiếp tục tái phạm vì số tiền phạt không thấm vào đâu so với lợi nhuận thu được. Thống kê của cơ quan chức năng, mặc dù tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức báo động nhưng trong 5 năm qua, cả nước có rất ít vụ việc bị xử lý hình sự.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự với mức hình phạt lên tới 20 năm tù đối với đối tượng vi phạm về lĩnh vực an toàn thực phẩm nếu họ biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ người khác mà vẫn chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm. Số tiền bị phạt cũng lên tới 500 triệu đồng. 

Luật pháp đã quy định rõ, cùng với sự vào cuộc, giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ họp lần này để nguội đi “vấn nạn” thực phẩm bẩn, để không ai phải vừa ăn vừa lo.

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...