Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phản ánh như thế nào khi bị thiếu, sai thông tin tiêm vaccine

Cập nhật: 14:22 ngày 12/09/2021
Người bị sai thông tin trên hệ thống, đã tiêm nhiều tuần nhưng chưa được xác nhận, có thể gửi phản ánh đến Cổng thông tin Tiêm chủng Covid-19 để được điều chỉnh.

Để gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, bạn truy cập vào hệ thống tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục "Phản ánh thông tin" (màu cam, phía bên phải giao diện website). Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ... và lựa chọn loại phản ánh phù hợp.

{keywords}

Một trường hợp tại TP HCM tiêm hai mũi vaccine Covid-19 vào ngày 26/6 và 17/8, song ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử ghi nhận "chưa tiêm".

Bước tiếp theo, điền thông tin mũi tiêm, đính kèm hình ảnh chụp "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19", nhập mã xác nhận và bấm "Gửi phản hồi". Cuối cùng, nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần "Xác thực OTP" và bấm "Xác nhận" để kết thúc phản ánh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 11/9 thông báo đóng kênh tiếp nhận điều chỉnh của HCDC và chỉ tiếp nhận thông qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Kênh này được lập ra từ cuối tháng 8 để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Đến ngày 10/9, HCDC đã nhận hơn 350.000 lượt gửi thông tin phản ánh. Đại diện HCDC cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng của người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19" đúng quy định.

Hiện, nhiều người gặp tình trạng tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng cả ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và Cổng thông tin Tiêm chủng Covid-19 đều ghi nhận "chưa tiêm vaccine", hoặc "đã tiêm một mũi vaccine", hoặc sai sót các thông tin cá nhân. Điều này khiến nhiều người lo ngại khi thành phố sắp áp dụng "thẻ xanh vaccine".

Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 do Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vaccine, phân bổ vaccine, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.

Sổ Sức khỏe điện tử là một ứng dụng trên di động dành cho người dân kết nối trực tiếp với hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế. Với ứng dụng này, người dân có thể quản lý thông tin sức khỏe của bản thân mình và chủ động trong việc phòng bệnh dịch Covid-19.

Tình trạng tiêm vaccine của mỗi người sẽ được cập nhật lên ứng dụng này, bao gồm thông tin cá nhân của người dân, số mũi vaccine đã tiêm và mã QR để người dân sử dụng khi được nhân viên y tế yêu cầu. Người đã tiêm vaccine mũi một sẽ nhận giấy chứng nhận màu vàng. Người đã tiêm đủ hai mũi sẽ nhận giấy chứng nhận màu xanh. Người chưa tiêm mũi nào thì ghi nhận "chưa tiêm vaccine".

Không đo huyết áp tất cả người tiêm vaccine Covid-19
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4355/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Cho phép tiêm trộn vaccine Moderna và Pfizer
Bộ Y tế cho phép người tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer và ngược lại, trong trường hợp thiếu nguồn cung.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...