Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khắc phục thiếu máu phục vụ cấp cứu, điều trị

Cập nhật: 10:07 ngày 04/08/2021
(BGĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gần đây, nhiều cơ sở y tế của tỉnh Bắc Giang khan hiếm máu phục vụ điều trị. Các đơn vị còn rất ít máu dự trữ, trong khi nguồn phân bổ từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương về đến đâu sử dụng hết đến đó.

Thiếu nguồn máu dự phòng

Những ngày gần đây, lượng máu dự trữ phục vụ cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn thiếu, đặc biệt là nhóm máu O. Hiện Khoa Huyết học và Truyền máu chỉ còn gần 100 đơn vị máu các loại, trong khi trung bình mỗi ngày, Bệnh viện sử dụng khoảng 20 đơn vị máu. Lượng máu dự phòng thiếu phần nào ảnh hưởng tới công tác điều trị cấp cứu. 

{keywords}

Nhân viên y tế kiểm tra máu trước khi nhập kho dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân Hoàng Văn Đồng, 19 tuổi, huyện Bắc Mê (Hà Giang) bị tai nạn giao thông đêm 1/8 gây chấn thương ổ bụng, vỡ dạ dày cần truyền máu khẩn cấp. Thiếu máu dự phòng, các bác sĩ phải huy động mọi nguồn cung cấp máu để cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân. Đây là trường hợp rất nguy kịch nếu không được truyền máu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Do thiếu máu, thời điểm này, Bệnh viện ưu tiên truyền máu cho bệnh nhân cấp cứu. Không chỉ dự trữ máu để điều trị cho bệnh nhân tại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn cung cấp máu cho các trung tâm y tế tuyến huyện do các cơ sở này chưa đủ điều kiện bảo quản, dự trữ máu dài ngày. Vì vậy, thời điểm này, nhiều trung tâm y tế cũng khó khăn về lượng máu dự phòng. Các trung tâm đều chỉ có vài ba đơn vị máu sử dụng trong ngày, không có dự trữ.

Tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa, trung bình hằng ngày có từ 5-7 bệnh nhân có chỉ định truyền máu. Do lượng máu dự phòng không nhiều nên các ca cấp cứu có chỉ định truyền máu chủ yếu sử dụng từ việc hiến tặng của các thành viên Câu lạc bộ hiến máu dự bị huyện. 

Dự kiến ngày 15/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ phát động chương trình hành trình đỏ năm 2021 nhằm vận động người dân hiến máu tình nguyện, phục vụ kịp thời cho cấp cứu, điều trị trong bối cảnh hiện nay.

Bác sĩ Dương Minh Nam, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết: Trong những tình huống nguy cấp, khi lượng máu dự phòng trong kho thiếu, Trung tâm sẽ huy động tình nguyện viên trên địa bàn huyện, người nhà của bệnh nhân và chính các bác sĩ, điều dưỡng của Trung tâm cũng tự nguyện hiến máu cứu bệnh nhân. Như mới đây, y sĩ Trần Quang Đông, nhân viên Trạm Y tế xã Lương Phong (Hiệp Hòa) đã kịp thời hiến máu cứu bệnh nhân Nông Thị Dung ở huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có thai ngoài tử cung, vỡ choáng, mất nhiều máu.

Thực trạng thiếu nguồn máu dự trữ tại các cơ sở y tế đã gây khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến phác đồ điều trị, làm chậm tiến trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bị chấn thương do tại nạn giao thông, sinh hoạt, xuất huyết dạ dày, thai sản và các bệnh lý về máu (rối loạn đông máu, tan máu bẩm sinh, suy giảm tiểu cầu, nhiễm khuẩn huyết).

Mặc dù bệnh nhân cấp cứu ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chưa phải nằm chờ để được truyền máu nhưng cũng đã có những ca phẫu thuật theo kế hoạch phải chuyển lịch vì thiếu máu dự phòng. Nhiều ca mổ cần truyền máu khẩn cấp trong đêm phải huy động người thân, nhân viên y tế, tình nguyện viên nên mất nhiều thời gian, công sức.

Cần sự chung tay từ cộng đồng

Được biết, hiện nay, nguồn cung cấp máu và các chế phẩm từ máu cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh là từ ngân hàng máu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và một phần từ các tình nguyện viên trong tỉnh. Hiện kho dự trữ máu của Trung tâm Huyết học và Truyền máu Trung ương đang cạn kiệt. 

Theo đó, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục thiếu nguồn máu dự phòng. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tổ chức được 13 ngày hội hiến máu, tiếp nhận gần 8 nghìn đơn vị máu. Dù là tỉnh nằm trong những địa phương dẫn đầu toàn quốc về lượng máu hiến tặng nhưng vẫn giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, một số hoạt động hiến máu tình nguyện tạm hoãn. Nhiều người dân có thói quen hiến máu vào những dịp vận động mà chưa tham gia vào ngày thường, thậm chí sợ lây nhiễm dịch bệnh nên không chủ động tham gia hiến máu tại các điểm hiến máu cố định. Đặc biệt, nhiều khu vực thực hiện giãn cách, phong tỏa nên lượng người tham gia hiến máu cũng giảm...

Bà Lê Thị Duyên, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết: Việc hiến máu vào thời điểm này là hết sức cần thiết để bổ sung vào nguồn máu dự trữ cứu chữa bệnh nhân. Hội Chữ thập đỏ tỉnh đang kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu nhân đạo. Số máu tiếp nhận được không chỉ phục vụ cho các cơ sở y tế trong tỉnh mà còn đưa về ngân hàng dự trữ của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để hỗ trợ một số bệnh viện tuyến trung ương và nhiều tỉnh, TP bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Để làm được như vậy, trong những ngày tới, các cấp hội vận động người dân nếu đủ điều kiện sức khỏe thì tích cực tham gia hiến máu. Ngoài tham gia tại các ngày hội hiến máu, người dân có thể hiến máu tại điểm cố định của Hội Chữ thập đỏ tỉnh hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, TP và đăng ký tham gia câu lạc bộ hiến máu dự bị tại các huyện, TP phục vụ người bệnh trong những tình huống khẩn cấp.

Bài, ảnh: Minh Thu

Chuyển 1.000 đơn vị máu đến TP Hồ Chí Minh ngay trong đêm
Ngay trong đêm, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã chuyển 1.000 đơn vị máu đến TP Hồ Chí Minh, khẩn trương để cứu người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bộ Quốc phòng phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn quân
Ngày 29/7, tại Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng đã phát động phong trào hiến máu tình nguyện năm 2021 với chủ đề "Chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”, mở đầu phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn quân.
Bắc Giang: Nhân viên y tế hiến máu cứu bệnh nhân
(BGĐT) - Làm nhiệm vụ tổ trưởng tổ y tế tại khung cách ly Trường THCS thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), y sĩ Trần Quang Đông (SN 1990), cán bộ Trạm Y tế xã Lương Phong (Hiệp Hòa) đã hiến máu cấp cứu cho một công dân đang cách ly tại đây. 
Các dấu hiệu đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine Covid-19
Các biến chứng huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine Covid-19 rất hiếm gặp, xuất hiện ngày 6-14 sau tiêm, dấu hiệu là đau đầu dữ dội, đau bụng, lưng, ngực, cáu gắt hoặc có vết bầm trên da.
Khởi động chiến dịch hiến máu xuyên Việt
Chương trình hiến máu Hành trình Đỏ năm 2021 mang thông điệp “Kết nối dòng máu Việt” diễn ra từ ngày 9/6 đến 8/8 tại 44 tỉnh, thành, dự kiến tiếp nhận 100.000 đơn vị máu.
Giọt máu sẻ chia giữa đại dịch
(BGĐT) - Dịch Covid-19, nhiều trẻ em bị bệnh thiếu máu huyết tán ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) không thể đi truyền máu được. Tuổi trẻ Công an huyện đã có những nghĩa cử cao đẹp, tình nguyện hiến máu tại chỗ giúp các em.
Bệnh nhân 7445 mắc Covid-19 đang được điều trị thở máy, lọc máu và ECMO, chưa tử vong
13 giờ chiều 1/6, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân 7445 mắc Covid-19 chuyển từ tỉnh Long An lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đang trong tình trạng nguy kịch, không phải tử vong như một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
Tìm ra cách chống biến chứng đông máu ở vaccine AstraZeneca
Các chuyên gia Đức tuyên bố tìm ra nguyên nhân và cách chống biến chứng máu đông hiếm gặp liên quan tới vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson&Johnson.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...