Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Bệnh nhi mắc tay-chân-miệng có xu hướng tăng

Cập nhật: 13:00 ngày 21/07/2020
(BGĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu tháng 7 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 154 bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019. 

Hiện đang là mùa cao điểm của nhiều bệnh truyền nhiễm, các cơ sở y tế đều có đông trẻ em đến khám, điều trị. Trong đó, các huyện Tân Yên, Yên Thế và TP Bắc Giang có nhiều ca mắc.

{keywords}

Khám cho bệnh nhi mắc tay-chân-miệng tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) sáng ngày 20/7.

Ngày 20/7, Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) có 18 ca điều trị nội trú. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Tuyết, Phó trưởng Khoa cho biết: Từ đầu tháng 7/2020 đến nay, số bệnh nhi mắc tay-chân-miệng vào điều trị tăng cao, nhất là trong một tuần trở lại đây. 

Trung bình mỗi ngày có 5-7 trường hợp nhập viện. Trong khi những tháng trước chỉ có lác đác một vài ca. Điều đáng quan tâm là đã xuất hiện một số ca bệnh nặng. Tuần qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuyển tuyến kịp thời cho 2 bệnh nhân có diễn tiến xấu ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Hiện, 2 ca bệnh đang được điều trị tích cực, sức khỏe tiến triển tốt.

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay-chân-miệng cao nhất. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng dễ mắc nhất vào những ngày mùa hè, thời tiết nắng nóng. Đây là bệnh do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, thường gặp nhất là virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71; lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc.

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3-6 ngày. Bệnh khởi phát với các triệu chứng dễ nhận biết như: Đau họng, đau răng, miệng, sốt, chảy nhiều rãi; sau đó xuất hiện các nốt phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân.

Trẻ đã mắc tay-chân-miệng vẫn có thể mắc lại. Hiện chưa có vắc xin dự phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh diễn tiến nặng có thể gây ra biến chứng như: Viêm màng não, viêm cơ tim, bại liệt.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần giữ gìn môi trường, nhà ở sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Các cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng
Thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có ca tử vong.
Bệnh tay chân miệng lan rộng, hơn 10 ngàn trường hợp mắc
Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất số ca mắc, tử vong.
Ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng ở Tiền Giang
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Quang Thành, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang, sau khi được chữa trị tại bệnh viện tuyến huyện trong vài ngày không thuyên giảm, một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đã được người nhà bệnh nhân chuyển tới Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang. Mặc dù đã được các y, bác sĩ tận tình chữa trị nhưng do bệnh tiến triển quá nhanh, ngày 26-10 bệnh nhi đã tử vong.

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...