Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sự nguy hại của thuốc lá

Cập nhật: 14:57 ngày 03/04/2020
(BGĐT) - Bất chấp những cảnh báo của chuyên gia và cơ quan y tế về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, việc tiêu dùng mặt hàng này vẫn diễn ra phổ biến. 

Khoảng 1 nửa dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

Thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Việt Nam đang nằm trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động; tỷ lệ hút thuốc ở nam là 45,3%, nữ 1,1%; số tiền mua thuốc lá của người Việt Nam ước tính hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

{keywords}

Thuốc lá thế hệ mới cũng rất nguy hại đối với sức khỏe. (ảnh minh họa).

Thuốc lá chính là thủ phạm của 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân thứ 2 gây nên các bệnh tim mạch như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc song thường xuyên phải hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc, tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các nhà hàng là 84,9%.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tính từ ngày 1/10/2014 đến hết tháng 10/2019, các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ hơn 52 nghìn vụ, tịch thu hơn 39 triệu bao thuốc lá nhập lậu các loại, khởi tố hình sự hơn 917 vụ với 1.150 đối tượng.

Chuyên gia của Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trong số hơn 7.000 chất độc hại trong thành phần của khói thuốc lá có khoảng 4.000 chất độc hóa học, 50 chất gây ung thư, CO (khí gây khó thở), nicotin… Khi hút thuốc, các chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp, gây nên tình trạng bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch. Nếu nguy cơ tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên 66 lần ở người nghiện thuốc lá. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc lá cao gấp 22 lần so với người không hút thuốc lá. Ngoài ra, nguy cơ ung thư thực quản của người hút thuốc cao gấp 8-10 lần, nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 12 lần, nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 2-4 lần và nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2-3 lần so với người không hút thuốc lá. Thống kê tại Trung tâm hô hấp cho thấy, trung bình mỗi ngày tại đây tiếp nhận từ 15-30 bệnh nhân bị các bệnh lý về phổi và đường hô hấp, khoảng 2/3 bệnh nhân có tiền sử hút và nghiện thuốc lá, thuốc lào.

Việc cai nghiện thuốc lá không phải là điều dễ dàng bởi chất gây nghiện nicotin trong thuốc lá khiến người hút dễ nghiện. Trong số hơn 3.600 bệnh nhân tham gia chương trình tư vấn cai thuốc lá chủ động từ tháng 4-2017 đến tháng 9-2019 có 750 trường hợp đã cai nghiện thành công, tương đương với thế giới.

Sự nguy hại của thuốc lá thế hệ mới

Theo các chuyên gia của Bộ Y tế, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha…) đều gây hại tới sức khỏe con người. Nếu thuốc lá điện tử được quảng cáo tràn lan gây hiểu lầm thì thế hệ trẻ sẽ tiếp tục nghiện các loại thuốc lá điện tử, nguy hại khôn lường với sức khỏe.

Tính đến ngày 22/10/2019, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ cho biết có hàng nghìn ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới. Các ca tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử tăng lên 39; đã có hơn 2.600 ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử.

Báo cáo của Viện Kiểm soát thuốc lá toàn cầu cho thấy: Hơn 40 quốc gia đã cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN, gồm: Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan.

Các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự thuốc lá điếu thông thường. Ảnh hưởng của thuốc lá điện tử bao gồm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ/ bỏng, chấn thương, gãy xương. WHO khuyến cáo không sử dụng thuốc lá điện tử làm phương tiện cai thuốc và các cơ quan chức năng nên có khuyến cáo cấm hoặc kiểm soát thuốc lá điện tử.

Vừa chiết xăng vừa hút thuốc lá: Bốn người trong một gia đình bị bỏng nặng
Ngày 23-12, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bốn trường hợp trong một gia đình bị bỏng nặng do vừa chiết xăng, vừa hút thuốc lá.
Bộ Y tế đề xuất cấm hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá điện tử
Ngày 15-11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới do Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá điện tử gây hại tới sức khỏe con người và hiện nhiều quốc gia đã cấm hoàn toàn sản phẩm này.
Mỹ: Số ca tử vong và tổn thương phổi do thuốc lá điện tử tăng mạnh
Giới chức y tế Mỹ ngày 10-10 cho biết đã có 26 trường hợp tử vong và khoảng 1.300 người gặp phải các tổn thương phổi có liên quan việc sử dụng thuốc lá điện tử kể từ tháng Ba đến nay.

Hoài Linh (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...