Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gia tăng sởi ở người lớn, lo ngại bùng phát dịch

Cập nhật: 19:35 ngày 10/01/2019
Dịch sởi đang gia tăng, đặc biệt trong những tháng mùa đông xuân. Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi tháng có 10 trường hợp nhập viện vì sởi.

Sởi người lớn: Nguy cơ với thai phụ, người có bệnh nền

PGS, TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo ghi nhận của Bộ Y tế, năm 2018 - đầu năm 2019 có số ca mắc sốt phát ban vì sởi tăng đột biến. Nếu như năm 2017 có 330 ca thì đến 2018, có tới 5.100 ca.

{keywords}

PGS, TS Đỗ Duy Cường khám cho thai phụ mắc sởi.

Bác sĩ Cường cảnh báo “Sởi sau một đợt yên ắng khoảng mấy năm rất dễ bùng phát trở lại. Chỉ mới tuần đầu 2019 đã có sáu ca nằm điều trị, riêng sáng nay có thêm 2-3 ca nhập viện. Chúng tôi muốn cảnh báo rất có thể dịch sởi xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm, kể từ năm 2014”.

Tại Khoa Truyền nhiễm hiện tại có 6 ca phải nhập viện vì mắc sởi nặng, trong đó có hai ca đặc biệt. Ca đặc biệt đầu tiên là một thai phụ có bầu ở tuần 24. 

Không chủ quan với bệnh sởi

PGS, TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, những tháng mùa đông xuân là cơ hội thuận lợi cho virus sởi phát triển. Nguy hiểm là nhiều người mắc sởi mà không biết. Có một số trường hợp được chuyển đến từ Khoa Dị ứng thuốc do bị chẩn đoán ban đầu sai như sốt do virus hay rubella…

Triệu chứng ở sởi người lớn rất dễ nhận biết như sốt cao, phát ban mọc ở mặt, sau tai, gáy lan dần xuống cổ và tay chân. Sau 3-5 ngày sẽ phát ban toàn thân với các ban lần xần trên mặt da, không ngứa. Sau đó, bệnh nhân kèm theo hội chứng viêm long ho, chảy nước mắt, mũi, kết mạc đỏ… Sau một tuần ban bay dần từ mặt xuống chân tay, để lại vết da thâm.

Nếu không có biến chứng, 90-95% bệnh nhân mắc sởi sẽ khỏi. Tuy nhiên, có một số có biến chứng với người mắc sởi như viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm. Sởi do virus gây ra nhưng khi bị bội nhiễm dễ gây viêm não, tiêu chảy, suy giảm miễn dịch kèm theo, kiết lỵ, giảm hấp thu dẫn tới suy dinh dưỡng… thậm chí có thể tử vong, nhất là bội nhiễm ở trẻ nhỏ. Nếu thai phụ mắc sởi có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai nên cần phải theo dõi kỹ lưỡng.

Bác sĩ Cường nhấn mạnh, sởi là bệnh lành tính, không phải dịch bệnh nguy hiểm. Vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng sởi, không nên để xảy ra mới chữa. Bác sĩ Cường khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên cho con đi tiêm phòng theo đúng lịch, tiêm nhắc lại đúng lịch. Trước khi kết hôn, sinh con thì phụ nữ nên đi tiêm uốn ván, sởi, rubela, cúm, viêm gan B…

Trong điều trị bệnh sởi ở người lớn, các bác sĩ cho biết nguyên tắc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, kết hợp với vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, theo dõi biến chứng của người bệnh. PGS Cường lưu ý, người mắc bệnh sởi không nên bôi các loại thuốc lên da. Người dân còn có quan niệm bệnh sởi phải kiêng tắm rửa là hoàn toàn không đúng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Sẽ tiêm bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho trẻ em vùng có nguy cơ dịch cao từ tháng 11
Trước tình hình bệnh sởi có dấu hiệu tăng cao tại nhiều địa phương, Bộ Y tế vừa có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho khoảng hơn 4,2 triệu trẻ 1- 5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018- 2019.
 
Bộ Y tế kêu gọi người dân chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết
Sáng 13-10, tại Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, số 2 Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” với sự tham gia của 1.000 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội, một số tổ chức quốc tế... 
 
Theo Nhân dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...