Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nước dùng chế biến thức ăn không bảo đảm có thể bị phạt đến 10 triệu

Cập nhật: 21:14 ngày 11/12/2018
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống… có thể bị phạt từ 7 đến 10 triệu đồng.

Nghị định 115/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm mới có hiệu lực, thay thế Nghị định 178 ban hành từ năm 2013.

Tại Nghị định này, Chính phủ đưa ra quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm.

{keywords}

Sử dụng nước chế biến thức ăn không bảo đảm sẽ bị phạt 7 - 10 triệu đồng.

Theo đó, Nghị định quy định:

1. Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;

- Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;

- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;

- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

- Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;

- Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;

- Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.

3. Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

- Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;

- Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 1 - 3 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Đắk Lắk: Hơn 200 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella
Ngày 5-12, bà Lê Thị Châu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk cho biết, hơn 200 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk vừa qua là do nhiễm vi khuẩn Salmonella.
 
Vụ nhập viện sau khi ăn bánh mì vỉa hè: 200 người có dấu hiệu ngộ độc
Chiều 30-11, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đến cuối giờ chiều nay, con số  người nhập viện sau khi ăn bánh mì vỉa hè ở Buôn Ma Thuột đã lên đến 200 người.
 
Vụ ngộ độc thực phẩm tại Đắk Lắk: Thêm 30 người nhập viện cấp cứu
Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Minh Thông, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk, đến 10 giờ ngày 29-11, có thêm 30 người ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được đưa đến các bệnh viện cấp cứu với triệu chứng nôn ói, sốt cao, đi ngoài do ngộ độc thực phẩm.
 
Hà Nội dồn sức cứu chữa các bệnh nhi nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Đông Anh
Sáng 18-11, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) Nguyễn Thị Tám cho biết, huyện Đông Anh đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực để bám sát vụ việc nhiều bệnh nhi nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Trường Mầm non Xuân Nộn (Đông Anh) phải nhập viện điều trị, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan dồn sức bảo đảm những điều kiện tốt nhất để kịp thời cứu chữa cho các bệnh nhi, hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc.
 
Theo Lao động
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...