Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làm thơm miệng cho người hút thuốc lá

Cập nhật: 08:44 ngày 22/11/2018
(BGĐT) - Hút thuốc lá gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm răng lợi, hôi miệng rất khó chịu.
{keywords}

Súc miệng bằng nước hãm một số thảo dược có mùi thơm để hạn chế hôi miệng do hút thuốc lá (Minh họa- nguồn Internet)

Chữa hôi miệng do thuốc lá bằng cách vệ sinh răng miệng thật tốt. Để trị triệu chứng này bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đều đặn ngày 2 lần sáng và tối đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi lần ăn xong để làm sạch các mảng bám quanh chân răng đã bị nhiễm mùi thuốc lá trong suốt cả ngày. Ngoài ra, nhai kẹo cao su không đường để làm sạch và khử mùi hôi của thuốc lá ám trong nước bọt và khoang miệng. 

Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện.

Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.

Súc miệng dầu dừa. Ngoài dưỡng da, tóc cho bạn, uống vào cơ thể, nấu ăn thì có thể dùng dầu dừa súc miệng mỗi ngày là giải pháp vệ sinh răng miệng an toàn, chữa hôi miệng hiệu quả nhất. Ngoài ra súc miệng dầu dừa mỗi ngày, trong dầu dừa có chứa các chất giúp diệt khuẩn, nấm mạnh mẽ trong khoang miệng là nguyên nhân gây hôi miệng đồng thời giảm nguy cơ về các bệnh răng miệng, cổ họng, hô hấp.
Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi, củ kiệu, các loại mắm (mắm cái, mắm nêm), cá khô,… vì chúng kết hợp với thuốc lá sẽ cho một mùi vô cùng khó chịu. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát hoặc chất béo có mùi mạnh. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.
Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ô - xi hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Duy Minh (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...