Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Buông giãn, cánh cửa sức khỏe sẽ mở ra - Kỳ II: Cách thức buông giãn

Cập nhật: 22:12 ngày 23/04/2018
(BGĐT) - Số báo cuối tháng trước, chúng tôi đã có bài nêu định nghĩa, lý do và ích lợi của buông giãn (buông bỏ và giãn xả). Ở bài này tiếp tục đề cập đến một số nội dung cần biết khi ta muốn thực hiện được buông giãn.
{keywords}

Tư thế tập Yoga giúp buông giãn cơ thể.


Tin liên quan {keywords}

Cơ sở của buông giãn

Muốn buông giãn và chỉ buông giãn được phải dựa vào quy luật sự sống nơi con người. Đó là sự sống là một hợp thể thống nhất, không tách rời giữa tâm thần, thân xác và hơi thở, tức chủ thể, cơ sở và động lực. Một trong ba hợp thể đó thay đổi thì kéo theo hai hợp thể còn lại cũng tương ứng thay đổi theo. Tâm thần trừu tượng, còn thể xác và hơi thở cụ thể - có thể nhìn thấy, sờ thấy… nghe thấy. Khi mà cơ thể - nhất là cơ nhục được giãn xả thì hệ thần kinh cũng được “chùng xuống”, giãn xả, nên ở đây ta lấy thể xác làm cơ sở để xóa bỏ, triệt tiêu những căng thẳng cho đầu não, cho hệ thần kinh. Khi đầu não được an tĩnh, thoải mái thì thể xác càng được buông lỏng, giãn xả!.

Buông giãn gắn với hơi thở, nói cụ thể là dùng hơi thở làm phương tiện để buông giãn. Theo Đông y, tạng phế chủ khí, điều tiết mọi hoạt động sống trong cơ thể. Sự điều tiết đó thông qua hơi thở! Tất nhiên việc buông giãn cũng không ngoài chịu sự chi phối đó, tức là sự điều tiết cân bằng âm - dương, tức động - tĩnh, căng cứng - buông giãn… hít vào - thở ra. Do vậy, trước hết hơi thở phải tự nhiên và sau đó mỗi khi thở ra - thuộc âm tính, ta tự kỷ ám thị và thực hiện buông lỏng, giãn xả một điểm, một bộ phận, một cơ quan, tạng phủ, rồi toàn cơ thể.

Tư thế

Mọi tư thế đi, đứng, ngồi, nằm… và cả khi đang lao động, làm việc đều có thể buông giãn được. Nhưng ở tư thế nằm luyện tập thì các cơ, các bộ phận, tạng phủ toàn cơ thể đều có thể buông giãn. Tư thế nằm, các nhà Yôga cho nó là “tư thế nghỉ hoàn toàn – Savasana”, “như chết”, có nghĩa là “làm chết” đi mọi ý nghĩ, mọi căng thẳng trong đầu và mọi mệt mỏi nơi thân xác!.

Bạn có thể nằm ngửa trên một tấm đệm trải trên nền nhà hoặc trên giường…Có nghĩa là trên một mặt phẳng để thân mình được thẳng, không gấp khúc, cong lượn. Đầu thẳng, cằm xuôi xuống rốn. Mắt buông, tai khép, hướng vào nội thân cảm nhận việc buông giãn. Đầu lưỡi đặt vào hàm ếch trên. Hai cánh tay để dọc theo thân. Hai chân duỗi thẳng, các ngón chân hướng ra hai bên. Cơ bắp toàn thân buông thả, mềm mại, không một chút co cứng.

Thu rút tâm thần vào nội thân

Khi đã nằm đúng tư thế đã nêu, ta buông mi mắt, bế tai, thu thần nhằm cách ly với bên ngoài, để tâm thần không còn theo “thói quen” phóng ngoại, phiêu diêu, bay bổng. Có nghĩa là ta không còn bị hoàn cảnh bên ngoài lôi kéo, làm nhiễu loạn, căng thẳng đầu óc nữa mà dành cho tập trung ý nghĩ vào việc buông giãn. Chính tập trung vào việc buông giãn đó đã làm ta quên đi, lìa bỏ luôn những căng thẳng đầu óc trước đó.

Kết hợp với hơi thở, giãn, thả lỏng hệ cơ, gân, xương khớp và các cơ quan, tạng phủ

Khi tâm thần hướng vào nội thân, tách khỏi những vướng bận của ngoại giới, ta tập trung vào việc buông giãn, trước nhất là ở mặt - nơi biểu cảm tập trung thần kinh, bụng - nơi xuất phát hơi thở, tay chân, rồi các cơ quan, tạng phủ, sau là toàn thân.

Kết hợp hơi thở ra - nghĩa là mỗi khi thở ra, ta tự kỷ ám thị các cơ, gân, khớp xương, mọi bộ phận, tạng phủ chùng xuống, nới lỏng, mềm ra. Làm vậy ta sẽ có được cảm giác nặng, ấm nóng….

Cảm nhận buông giãn

Buông giãn có thể được làm ngay nơi làm việc, bên bàn giấy trong công sở, thời gian vài phút để giữ cân bằng mỗi khi chớm xuất hiện mệt mỏi. Còn trong lúc nghỉ ngơi, tập luyện có thể thực hiện buông giãn 10-30 phút và lâu hơn nữa. Và chỉ tới lúc đó cảm nhận buông giãn thật sự mới có. Tùy tình trạng cơ thể, tùy tuổi tác, thể chất mà có người có cảm giác người nhẹ đi, lâng lâng như nằm trên đệm nước, hoặc như một tấm bông xốp; có người lại cảm thấy nặng trịch như “một chiếc áo ướt sũng, đẫm nước”; có người thấy người mềm nhũn, tan ra…

Nhưng dù thế nào thì cảm nhận chiều sâu của buông giãn là “râm ran về dòng chảy của máu, dao động của động mạch, rung động của thần kinh trong cơ thể chúng ta”… và rồi người nhẹ lâng, siêu thoát, nếu có thể, ta nhập vào giấc ngủ trong lành lúc nào mà không biết.

Kỳ sau: Buông giãn trong đời sống hằng ngày.

Lương y Vũ Huy Ba

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...