Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ăn uống khoa học để bảo vệ tim

Cập nhật: 08:29 ngày 21/12/2017
(BGĐT) - Để bảo vệ tim, chúng ta cần ăn uống khoa học, trong đó phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh và cân nhắc lợi, hại khi dùng thực phẩm.
{keywords}

Ăn nhiều rau quả có lợi cho tim mạch.

Thận trọng khi dùng thuốc

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh là những chế phẩm hóa chất, giống như con dao hai lưỡi có thể gây độc hại cho tim. Giới y học đã khuyến cáo một số thuốc kháng sinh, thuốc chữa đau tim,  hen suyễn, huyết áp (HA) cao, HA thấp đều có tác dụng phụ gây tổn hại cho tim nên ta không thể xem nhẹ. Đã vậy, trên thị trường thuốc thật - giả khó phân như hiện nay, khi dùng bất kỳ loại thuốc chữa bệnh gì ta đều phải hết sức thận trọng, cân nhắc lợi hại...

Phòng ngừa những thức ăn gây tổn hại hệ mạch

Muối: Một trong những giả thuyết sinh bệnh HA cao là ăn mặn. Nguyên nhân ăn quá mặn, thành các huyết quản sẽ co lại, không còn mềm mại, chun dãn, lượng máu lưu chuyển bị trở ngại, tạo nên sự co giật ở các mạch máu, làm rối loạn chức năng tim, tăng HA. Do vậy, bảo vệ sức khỏe cho tim mạch phải ngừa phòng ăn mặn, quá lượng muối cơ thể cần.

Chất béo: Chất béo là chất cơ bản duy trì sự sống nhưng mỡ động vật chứa nhiều a xít béo hòa tan, ngay cả một số loài cá như trắm đen, cá mực, cá chèn...tôm chứa nhiều cholesterol, khi ăn nhiều đều có hại cho tim mạch.

Thuốc lá, rượu, trà, cà phê là những chất kích thích có hại cho tim. Trong đó, chất độc trong thuốc lá làm huyết quản co lại, tạo điều kiện cho chất béo dễ lắng đọng, hình thành xơ vữa động mạch. Hút thuốc còn làm phát sinh và nặng thêm chứng viêm tắc mạch máu. Rượu bia nếu uống nhiều, nhất là rượu mạnh hại cho tim mạch, kích thích tim đập nhanh, mạch máu thu hẹp, làm tăng HA. Lâu dài có thể làm cơ tim biến dạng, hoại tử, to tim, suy tim.

{keywords}

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây tổn hại cho tim.

Coi trọng thức ăn có lợi cho tim mạch:

Nghiên cứu khoa học và cả trên thực tế đều cho thấy: Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, rau quả tươi chứa nhiều xenlulo, vitamin, các khoáng chất vi lượng có tác dụng phòng trị bệnh xơ vữa động mạch, có lợi cho hoạt động của tim nên cần được coi trọng trên bàn ăn.

Rau quả tươi, nấm chứa vitamin C, B6, E... các chất khoáng vi lượng như mangan, crôm, cô ban có tác dụng giảm mỡ máu, chống oxy hóa, ngăn phòng xơ vữa động mạch.

Đặc biệt, các chất kali, canxi, magie có nhiều trong rau quả tươi, thịt nạc, cá, ngũ cốc, vỏ trái cây... Đó là những nguyên tố trọng yếu duy trì hoạt động cho tim và thần kinh cơ bắp, tác động tới sự hưng phấn, tới sức co bóp của cơ tim.

Trà đặc, cà phê đều gây kích thích có hại cho hệ thần kinh, cho tim mạch. Nhưng nếu uống trà xanh, trà loãng, uống một chút cà phê lại có lợi, giảm mỡ, giảm béo, chống HA cao và bệnh động mạch vành.

Long nhãn, hạt sen an thần, bổ tâm tỳ, ích khí huyết; hà thủ ô bổ can huyết, phòng, chống xơ vữa động mạch... và món ăn “gia truyền” bổ tâm gồm tim lợn với chu sa hoặc cháo tim lợn với hạt sen. Ngoài ra, tam thất bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, giảm mỡ máu; quả dâu chín - tang thầm bổ gan thận, bổ huyết, giảm mỡ máu; vừng đen – hắc chi ma bổ tinh ích thận, chống táo bón, bền thành mạch; lá sen giảm béo, chống xơ vữa động mạch...

Lương y Vũ Huy Ba

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...