Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Chuyển biến trong công tác giảm nghèo

Cập nhật: 07:00 ngày 20/07/2019
(BGĐT) - Từ nguồn lực của Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững, đời sống của người dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang được nâng lên về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm. Quan trọng hơn cả, đa số người nghèo đã không còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo trở thành động lực để thực hiện các phong trào sản xuất, kinh doanh.

Đời sống khấm khá, hạ tầng đổi thay

Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững của Sơn Động là bước đi cụ thể hiện thực hóa Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ đối với 61 huyện khó khăn nhất cả nước. Những gì đề án mang lại có ý nghĩa quan trọng, thay đổi cuộc sống của không ít hộ nghèo. Gia đình bà Hồ Thị Linh, 62 tuổi, ở thôn Mỏ, xã An Châu là một ví dụ điển hình.

{keywords}

Bà Hồ Thị Linh được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn chăm sóc rừng trồng. 

Cùng cán bộ kiểm lâm đến thăm gia đình bà Linh khi rừng keo 5 năm tuổi vừa cho thu hoạch, những gốc cây mới đang được trồng vào thay thế, bắt đầu bén xanh. Trên nền khu đất rộng, vài người thợ đang giúp bà Linh đổ bê tông đường vào to rộng để xây mới khu vực bếp và nhà vệ sinh. 

Bà Linh vui vẻ nói: “Nhờ nguồn thu hơn 100 triệu đồng từ rừng, tôi mới có điều kiện để cải thiện cuộc sống. Chồng tôi bị tai biến, mất sức lao động từ lâu, tôi thì già yếu, đông con nên thuộc diện cận nghèo. 5 năm trước, tôi được cấp cây giống và phân bón để trồng khoảng 1 ha rừng. Do trước đây là công nhân lâm nghiệp nên tôi tuân thủ đúng kỹ thuật, cây lên nhanh, chất lượng gỗ tốt”. Theo lời bà Linh, ngay sau khi thu hoạch, bà lại tiếp tục được hỗ trợ theo chương trình giảm nghèo, gia đình bà vì thế đỡ khó khăn, không phải tự bỏ tiền ra mua giống cây, phân bón.

Được biết, từ năm 2007, gia đình bà Linh đã nhận 7 triệu đồng để xây dựng, cải tạo nhà ở theo chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Những giúp đỡ đó đã phần nào làm cho gia đình bà thoát khỏi nghèo khó, có điều kiện vươn lên.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, cán bộ xã An Châu cho biết, trên địa bàn xã có 20 hộ được hưởng những ưu đãi như gia đình bà Linh. Đầu tháng 7, ngay khi nhận được giống, vật tư trồng rừng, ông đã bàn giao cho các hộ, hằng ngày, ông đều đến kiểm tra và hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, vận động người dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

Trao đổi với bà Vi Thị Tú, Trưởng Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện, được biết, tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp để thực hiện đề án trong 10 năm qua đạt gần 850 tỷ đồng. Nhìn chung, công tác quản lý, triển khai các nguồn vốn, hỗ trợ đều đúng mục tiêu, chính sách và đối tượng được hưởng lợi. 

Hằng năm, các nội dung, danh mục công trình đầu tư được lựa chọn kỹ, đáp ứng nhu cầu bức thiết trong nhân dân, phát huy hiệu quả thiết thực. Đến nay, đời sống nhân dân được nâng lên, thu nhập gấp 2,5 lần khi bắt đầu thực hiện đề án, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm, vượt kế hoạch đề ra. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 35,61%, cận nghèo 21,85% (theo chuẩn mới).

Đổi thay rõ nét nhất chính là hệ thống cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng, góp phần thay đổi diện mạo vùng cao, miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế. Từ năm 2009 đến nay, huyện cứng hóa gần 455 km đường giao thông; 100% trung tâm các xã và thôn, bản có điện lưới; 18 trạm y tế và 44 trường học được xây dựng đạt chuẩn quốc gia.

Huy động các nguồn lực

Trong khuôn khổ của Đề án, đã có hơn 85 tỷ đồng được bố trí để hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, chủ yếu là giúp đỡ về các giống lúa, ngô năng suất cao, cây ăn quả có giá trị, trồng rừng, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa về trồng trọt, chăn nuôi. Đề án còn dành nguồn lực đáng kể cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tín dụng ưu đãi, đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, xã hội…

Hiện nay, 100% người nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được miễn, giảm học phí. Từ các nguồn vốn, toàn huyện đã có 266 công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng thiết yếu được xây dựng và duy tu.

Ông Nguyễn Quang Ngạn, Chủ tịch UBND huyện cho rằng, một trong những thành công trong công tác này là nhận thức về mục tiêu giảm nghèo bền vững, trách nhiệm, cách làm để đạt được kết quả của cán bộ, nhân dân có chuyển biến tích cực. Ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo, làm giàu đã hình thành vững chắc, được cụ thể hóa thông qua phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nhất là ở những lĩnh vực thế mạnh của huyện như lâm nghiệp, chăn nuôi. 

Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt các nội dung của đề án, huy động và bổ sung nhiều nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo.

Tuy vậy, việc khai thác nội lực còn hạn chế trong khi nguồn vốn bố trí để giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Một số ít cán bộ, người dân ở các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn vẫn có tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước. 

Cơ sở hạ tầng vùng cao mặc dù đã được đầu tư lớn nhưng so với thực tế yêu cầu vẫn đòi hỏi phải xây dựng nhiều hơn nữa. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng suất lao động trung bình vẫn còn thấp, nhiều gia đình lúng túng, chưa nhanh nhạy trong thực hiện các mô hình kinh tế.

Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, sử dụng các nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển KT-XH, tiếp tục nâng dần điều kiện sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; mời gọi đầu tư, tăng cường xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ. Tập trung tuyên truyền, vận động, làm cho người nghèo tự ý thức, xác định quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Tích hợp chính sách để tăng hiệu quả giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Thời gian qua, từ nguồn vốn T.Ư, địa phương, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình chính sách hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên nhiều chính sách còn chồng chéo, manh mún, mức hỗ trợ thấp đòi hỏi cần có sự tích hợp các chính sách để tăng hiệu quả.
Củng cố khối đoàn kết, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc
(BGĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ MTTQ từ huyện đến cơ sở, đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện và những người con quê hương sống xa quê, MTTQ các cấp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động nổi bật, hiệu quả của tỉnh.
Cơ cấu lại trên cơ sở tích hợp chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi
(BGĐT) - Ngày 17-4, đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tổ chức buổi làm việc với UBND tỉnh về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQGGNBV) vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (MN) giai đoạn 2012-2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. 
Phát huy hiệu quả phong trào cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi
(BGĐT) - Trở về từ chiến trường, mang trên mình những vết thương, bệnh tật khiến sức khỏe giảm sút nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục thi đua sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và tích cực hỗ trợ đồng đội.
Giảm nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn: Đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất
(BGĐT) - Yên Thế (Bắc Giang) là một trong 4 huyện của tỉnh có nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thời gian qua, địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp, tạo “đòn bẩy” giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Giảm nghèo nhanh nhờ xóa dần cơ chế “cho không”
(BGĐT) - Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nửa chặng đường thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mang lại kết quả tích cực, vượt mục tiêu đề ra. Một trong những giải pháp được đánh giá có tính chiến lược là dần xóa bỏ cơ chế “cho không”.
Yên Dũng: Tạo đòn bẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo
(BGĐT) - Xác định việc nâng tiêu chí thu nhập là yếu tố quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm. Cách làm này đã giúp người dân tiếp cận phương thức sản xuất mới, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước thoát nghèo bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Kịp thời đánh giá hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng
(BGĐT) - Ngày 29-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, chính sách đặc thù hỗ trợ cho thôn bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; kết quả thực hiện phong trào giảm nghèo; tiến độ rà soát, thống kê hộ nghèo năm 2018. 

Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...