Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sản xuất các sản phẩm từ đinh lăng lá nhỏ: Hướng đi mới trong phát triển dược liệu

Cập nhật: 14:20 ngày 20/02/2020
(BGĐT) - Với mục tiêu tạo ra một số sản phẩm từ cây đinh lăng lá nhỏ, năm 2018, Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) được tỉnh phê duyệt triển khai dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ”. Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đã cho một số kết quả nhất định mở ra hướng đi mới về phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vùng trồng tập trung

Đinh lăng lá nhỏ được coi là sâm quý của người Việt bởi các tác dụng dược lý trên cơ thể cũng như tính an toàn cho người sử dụng, đặc biệt hàm lượng Saponin vượt trội hơn rất nhiều so với đinh lăng lá to. Tuy nhiên, diện tích đinh lăng lá nhỏ đều do người dân trồng tự phát, chưa có sự hỗ trợ kỹ thuật trong các khâu: Nhân giống, trồng trọt, thu hái, sơ chế, bảo quản nên giá trị dược liệu chưa cao, giống cây chưa bảo đảm chất lượng.

{keywords}

Mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ tại xã Thượng Lan (Việt Yên).

Năm 2018, được sự hỗ trợ của đề tài, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng thôn Ruồng, xã Thượng Lan (Việt Yên) đưa đinh lăng lá nhỏ vào trồng thử nghiệm trên diện tích 0,8 ha với 10 nghìn gốc. Tham gia dự án, ông được hỗ trợ 60% chi phí cây giống, 40% vật tư phân bón. Ngoài ra, ông được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc.

Ngoài hộ ông Thắng, dự án còn hỗ trợ triển khai tại gia đình anh Nguyễn Thanh Tuấn, thôn Lửa Hồng, xã Tự Lạn (Việt Yên) với quy mô 1,2 ha trồng thuần và trồng xen canh dưới tán cây ăn quả. Theo đánh giá, toàn bộ diện tích đinh lăng lá nhỏ đưa vào trồng thử nghiệm theo một số tiêu chí GACP-WHO đều phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tỷ lệ sống trung bình đạt khoảng 80%, hiện cây đang xuống củ để phục vụ cho thu hoạch lá, thân trong năm thứ 3 và củ ở năm thứ 4. Chủ dự án sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân, hướng dẫn quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng đầu ra cho sản phẩm thô trước khi đưa vào sản xuất các sản phẩm dược phẩm cao cấp.

Ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đầu ra cho sản phẩm

Đinh lăng lá nhỏ được coi là sâm quý của người Việt bởi các tác dụng dược lý trên cơ thể cũng như tính an toàn cho người sử dụng, đặc biệt hàm lượng Saponin vượt trội rất nhiều so với đinh lăng lá to.

Cùng với xây dựng mô hình trồng vùng nguyên liệu, mục tiêu quan trọng của dự án là ứng dụng khoa học và công nghệ để nghiên cứu quy trình công nghệ chiết xuất một số hợp chất từ đinh lăng như rượu đinh lăng và trà túi lọc đinh lăng. Khi nghiên cứu và sản xuất, nhóm thực hiện dự án đã bố trí nhiều thí nghiệm khác nhau để đưa ra các kết quả. Từ đó đánh giá, so sánh, lựa chọn sản phẩm tốt nhất để sản xuất ra 200 hộp trà túi lọc đinh lăng (85gr/hộp) từ lá của cây đinh lăng và sản xuất thử nghiệm 200 chai rượu đinh lăng (thể tích 650ml/chai) từ củ của đinh lăng. Các sản phẩm đều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký tiêu chuẩn cơ sở. Để sản phẩm đạt kết quả cao và có sức cạnh tranh, nhóm thực hiện dự án đã phối hợp với hai đơn vị là Hợp tác xã rượu Vân Hương để sản xuất sản phẩm rượu đinh lăng và Công ty TNHH một thành viên phát triển Thảo dược Hoa Hoa tỉnh Bắc Giang để sản xuất sản phẩm trà túi lọc. Chị Khổng Thị Thanh, Chủ nhiệm dự án cho biết: “Nếu sản xuất thử nghiệm thành công, sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ sẽ bảo đảm đầu ra cho toàn bộ diện tích đinh lăng hiện có và góp phần mở rộng diện tích vùng trồng”.

Hiện nay, giá bán trung bình của đinh lăng lá nhỏ khoảng 60- 70 nghìn đồng/kg cả thân và củ, thời gian cho thu hơn 3 năm. Với những ưu điểm và lợi thế như vậy, việc xây dựng mô hình trồng và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm từ đinh lăng lá nhỏ thành công sẽ góp phần từng bước đưa loại cây này trở thành một trong những cây dược liệu quý được ưu tiên phát triển.

Hơn 100 tấn dược liệu nhập lậu ngụy trang bằng hoa quả khô
Trong mỗi container hàng chục tấn, chỉ có khoảng 2 tấn hoa quả sấy khô, còn lại là dược liệu nhập lậu từ Trung Quốc.
Điều trị ung thư từ dược liệu Việt Nam ứng dụng công nghệ cao
Lần đầu tiên, một phức hệ dược liệu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ Nano hướng đích dạng Solid-Lipid được công bố trên tạp chí quốc tế Sage, một tạp chí uy tín trong lĩnh vực hóa sinh.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất nấm ăn, dược liệu
(BGĐT) - Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đạt mục tiêu đề ra.

Thoa Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...