Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thẩm định công nghệ, nâng chất lượng đầu vào dự án

Cập nhật: 08:53 ngày 22/08/2019
(BGĐT) - Thẩm định công nghệ (TĐCN) là khâu quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng dự án đầu tư; lựa chọn công nghệ phù hợp, tiên tiến sẽ hạn chế tác động xấu đến môi trường. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Giang chú trọng thực hiện nhiệm vụ này.

Tuân thủ quy định

Trước đây, Nhà máy Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình ở thôn Đông Hương, xã Nham Sơn (Yên Dũng) đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng, công suất 145 nghìn tấn/năm. Cuối năm 2018, đơn vị thay đổi công nghệ, nâng công suất lên 450 nghìn tấn/năm. 

{keywords}

Cán bộ Sở KH&CN giám sát công nghệ tại Nhà máy Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình (Yên Dũng).

Theo đó, DN được phép đầu tư 23 nhóm thiết bị, công trình xử lý. Sau khi làm thủ tục TĐCN, cơ quan chức năng đề nghị DN bổ sung nội dung còn thiếu và thực hiện nghiêm cam kết. Đến nay, các thủ tục được DN hoàn tất. “Việc TĐCN không chỉ là quy định bắt buộc mà còn giúp chúng tôi biết được chất lượng dây chuyền thiết bị, máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Nhà máy chia sẻ.

TĐCN là khâu quan trọng trong chấp thuận các dự án đầu tư, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm soát chất lượng, lựa chọn công nghệ phù hợp, hiệu quả. Từ năm 2016 đến nay, Sở KH&CN thành lập Hội đồng, tiến hành thẩm định, tham gia ý kiến 247 hồ sơ; trong đó TĐCN 52 dự án. 

Công nghệ được thẩm định tập trung vào dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường như: Xử lý nước thải sinh hoạt, rác thải ở khu, cụm công nghiệp; lĩnh vực cơ khí, điện tử… Nội dung thẩm định gồm: Nguồn gốc xuất xứ, chất lượng máy móc, niên hạn sử dụng, tác động môi trường... 

Năm 2017 và 2018, qua khảo sát 100 DN có gần 90 công nghệ xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN đánh giá: Nhìn chung các DN chấp hành nghiêm quy định về TĐCN. Chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Ngoài thẩm định các dự án theo quy định hiện hành, 3 năm qua, có 43 DN tự nguyện đề nghị thẩm định dù không thuộc diện bắt buộc. Năm nay, 17 DN tự nguyện thẩm định. 

Đơn cử Nhà máy xử lý nước thải KCN Vân Trung (Việt Yên) công suất xử lý 4000 m3/ngày, không nằm trong danh mục bắt buộc nhưng đơn vị tự nguyện làm hồ sơ để được thẩm định. Cơ quan chức năng đề nghị DN bổ sung các chỉ tiêu nitơ, amoni trong hệ thống quan trắc tự động; giải pháp xử lý khi có sự cố…

Kiểm soát chặt hơn

Dù có nhiều nỗ lực song công tác thẩm định hiện vẫn còn hạn chế. Nhiều DN chưa tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật, chất lượng hồ sơ thẩm định chưa cao. Từ năm 2016 đến nay, có 8 dự án và 12 hồ sơ phải làm lại do chưa làm rõ công nghệ, xuất xứ... 

Nhiều dự án công do UBND các huyện, xã, thị trấn làm chủ đầu tư cố tình “phớt lờ” TĐCN. Theo các chuyên gia, những dự án liên quan đến xử lý, tái chế chất thải; dệt, nhuộm, thuộc da; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bột giấy, phôi thép… nếu không được thẩm định, kiểm soát về công nghệ dễ ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ở tỉnh Bắc Giang, việc TĐCN được thực hiện dựa trên Thông tư số 03, ngày 30-3-2016 của Bộ KH&CN và Quyết định số 28 ngày 4-8-2017 của UBND tỉnh quy định TĐCN các dự án đầu tư trên địa bàn.

Bên cạnh đó, một số văn bản hiện còn bất cập cần xem xét, chỉnh sửa. Ông Dương Văn Ngoạn, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ (Sở KH&CN) cho biết: Theo Luật Đầu tư, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản của Bộ KH&CN, UBND tỉnh, các cơ quan nhà nước chỉ thẩm định dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao, ảnh hưởng đến môi trường. Quy định này tạo thông thoáng cho các nhà đầu tư song sẽ khó kiểm soát được thiết bị, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường... ở tất cả các dự án.

Để nâng cao chất lượng thẩm định, cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền giúp DN, đơn vị hiểu rõ và thực hiện nghiêm quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát về cam kết đầu tư công nghệ theo hồ sơ thẩm định. Cũng theo ông Nguyễn Phúc Thương, Sở phối hợp chặt chẽ với các ngành, UBND các huyện, TP thực hiện đúng quy định về TĐCN, mời các chuyên gia uy tín tham gia Hội đồng thẩm định.

Công nghệ cảnh báo khi tài xế bỏ quên người trên xe
Dựa trên các cảm biến phát hiện chuyển động, ôtô sẽ hú còi và nháy đèn nếu trên xe có người sau khi đã tắt máy, khoá cửa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sáng tạo công nghệ mới trước hết phải vì con người
Phát biểu tại phiên họp của Hội nghị G20 chiều nay (28-6), tại Osaka, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó có các các trung tâm nghiên cứu-phát triển trí tuệ nhân tạo.
Công nghệ đặc biệt biến rác thải thành nguồn tài nguyên vô giá
Với công nghệ này, những núi rác khổng lồ trong tương lai sẽ trở thành nguồn tài nguyên "hái ra tiền".
Công nghệ thông minh cho chiếu sáng công cộng
(BGĐT)- Ước tính, chi phí điện năng, sửa chữa, thay thế đối với hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) của TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang)  khoảng 19 tỷ đồng/ năm. Với  giải pháp công nghệ hiện đại do Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông-Điện lực (Hà Nội) nghiên cứu, thử nghiệm đã tiết giảm hơn 30% lượng điện tiêu thụ. Công nghệ được cơ quan chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng.

Công Doanh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...