Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không thể phủ nhận tầm vóc của Cách mạng tháng Mười Nga

Cập nhật: 13:56 ngày 23/10/2017
(BGĐT) - Đúng vào dịp giai cấp công nhân và người dân tiến bộ trên thế giới đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga, ba nước vùng Baltic là Latvia, Litva và Estonia đã đề nghị hợp tác chung để thành lập toà án hình sự đặc biệt để "điều tra tội ác chế độ cộng sản".
{keywords}

Rạng sáng 7-11-1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), lực lượng khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông ở Petrograt (nay là Saint Petersburg), mở đầu cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.

Hành động này có thể xem là sự thách đố đối với lịch sử và lương tri của nhân loại. Việc phủ nhận, công kích, bôi nhọ ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng tháng Mười mới đúng là tội ác cần phải bị lên án và trừng trị.

Cách đây tròn 100 năm, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ Sa hoàng, lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đến nay, một thế kỷ đã đi qua với biết bao thăng trầm lịch sử nhưng Cách mạng tháng Mười vẫn tỏa sáng, khẳng định những giá trị thời đại không thể phủ nhận.

Cách mạng tháng Mười đã chứng tỏ rằng, bất cứ một chế độ nào đi ngược lại lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, cản trở tiến bộ xã hội thì tất yếu sẽ bị đào thải, bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn.

Cho dù có những cơn chấn động chính trị và sự phản bội lý tưởng cộng sản của một số nhà lãnh đạo vào những năm 1990 mà nổi lên là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, kéo theo đó là không ít tiếng nói phủ nhận ý nghĩa trọng đại của cuộc cách mạng có ý nghĩa này nhưng không ai và không một quốc gia nào có thể chối bỏ sự thật là nhờ ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga, trong thế kỷ XX, đã có rất nhiều dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chúng và giành được tự do, độc lập, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội. Cách mạng tháng Mười đã đáp ứng khát vọng giải phóng của hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất.

Không chỉ góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, xoá đi một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xoá đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hoá của loài người là chế độ thuộc địa, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội mà mở đầu là Cách mạng tháng Mười Nga cũng đóng vai trò quyết định đập tan chủ nghĩa phát xít, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt, bảo vệ hoà bình thế giới.

{keywords}

Lãnh tụ V. I. Lenin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga.

Lịch sử loài người là một dòng chảy liên tục tiến về phía trước. Nhưng các phong trào cách mạng thì không phải lúc nào cũng tiến lên theo một con đường thẳng tắp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan, vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, cái nôi của Cách mạng tháng Mười và ở các nước Đông Âu sụp đổ. Sau sự sụp đổ đó, sự quay lưng và chống phá chủ nghĩa xã hội ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Những thế lực này lớn tiếng công kích, bôi nhọ, phủ nhận ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng tháng Mười và cho rằng, đó chỉ là “cuộc nổi dậy mang tính chất Nga thuần túy”, là “bước nhảy liều lĩnh vào một lĩnh vực chưa ai biết đến”, “một cuộc bạo động phản dân chủ”.... 

Các phần tử chống cộng còn hí hửng tuyên bố về “Sự kết thúc của lịch sử”, sự “cáo chung” của chủ nghĩa xã hội hiện thực; do sự “lạc hậu, lỗi thời” của chủ nghĩa Mác - Lênin... Chúng cố tình đồng nhất sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô với sự thất bại của chủ nghĩa Mác - Lênin, cáo chung của chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa tư bản mới là hình thái kinh tế - xã hội cao nhất, là tồn tại vĩnh hằng, đỉnh cao của văn minh nhân loại ... Mặt khác, chúng tung ra nhiều lý thuyết về cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội dân chủ”, “Chủ nghĩa xã hội phi Mác-xít”...; ra sức khuếch trương cho “tính đúng đắn” của đường lối cải lương tư sản về “sự chuyển hóa dần dần” từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội; cổ súy cho cái gọi là “đa nguyên, đa đảng”, phủ nhận các nguyên tắc mác-xít về Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa...

{keywords}

Chiến hạm Rạng Đông từng nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công Cung điện Mùa Đông ở Petrograd ngày 7-11-1917 (25-10-1917 theo lịch Nga).

Trên thực tế, cả lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch đó. Cách mạng tháng Mười không phải là một hiện tượng thuần Nga, càng không phải là sản phẩm được tạo ra từ sự cuồng nhiệt của ý chí chủ quan, không tưởng của một cá nhân nào đó, như kẻ thù thường rêu rao, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, mưu toan xóa bỏ ảnh hưởng, tầm vóc vĩ đại của Cách mạng tháng Mười đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.. Những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu chỉ nói lên sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ hoàn toàn không phải sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách một lý tưởng cách mạng cao đẹp, một nấc thang phát triển cao hơn trong xã hội loài người so với chủ nghĩa tư bản. 

Sự thật là ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam, thông qua cải cách, đổi mới, chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tiến bước và giành thêm nhiều thắng lợi ấn tượng. Sức sống, giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười vẫn tiếp tục được khẳng định trong sự nghiệp đổi mới, cải cách ở cả hai nước và những thành tựu to lớn đang được bạn bè quốc tế nể phục, đồng thời là tác nhân thúc đẩy nhanh chóng sự phục hồi, phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới. Phong trào cánh tả đi lên ở Mỹ Latinh trong những năm đầu đầu thế kỷ này là một trong những minh chứng có tính thuyết phục.

Một thế kỷ đã qua kể từ khi cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Nhưng Cách mạng Tháng Mười vẫn là một trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Cách mạng tháng Mười đã chứng tỏ rằng, bất cứ một chế độ nào đi ngược lại lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, cản trở tiến bộ xã hội thì tất yếu sẽ bị đào thải, bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn. Tiếp tục cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi sự lạc hậu, lỗi thời, áp bức bất công cũng chính là sự tiếp tục sự nghiệp cao cả của Cách mạng tháng Mười.

Thanh Bình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...